Tuesday, March 17, 2015

Mai Thanh Sơn - Tiếng hát bay trên những phím đàn

Mai Thanh Sơn là một tài năng âm nhạc triển vọng của trung tâm Asia, anh vừa là ca sĩ, vừa là nhạc sĩ sáng tác và chơi cả hai nhạc cụ guitar và piano nhuần nhuyễn. Anh kể rằng hồi sáu tuổi thì mẹ bắt học đàn piano, dù không thích nhưng phải tập đàn. Và nhờ những năm tháng tập luyện cực nhọc này mà khi lớn lên anh mới thấy thật là hữu dụng, nó giúp đôi chân anh bước mau trên con đường âm nhạc.
n
Học đàn vài năm thì Mai Thanh Sơn theo gia đình sang Mỹ năm 1994. Bên này khi nghe những ca khúc ngoại quốc thì anh tự mò mẫm những âm giai trên phím ngà và lúc bấy giờ mới thật sự yêu mến cây đàn dương cầm mà thuở nhỏ anh hờ hững với nó.

Tiếp tục học trung học tại Nam Cali, tốt nghiệp đại học nghành điện tử và vẫn trau dồi kiến thức và tài năng âm nhạc qua những lớp thêm ở trường và chơi nhạc cho các  nhà thờ trong lúc còn là sinh viên.

Mai Thanh Sơn trở thành nhạc sĩ hòa âm cho một số ca sĩ để thu băng. Tiếng đồn qua lại, bạn bè ca nhạc biết tới tên tuổi anh và ca sĩ Nguyên Khang là người khuyến khích anh đi vào đường ca hát, giới thiệu anh với trung tâm Asia.

Năm 2010 Mai Thanh Sơn xuất hiện lần đầu trên cuốn Asia 62 với bản Từ Độ Ánh Trăng Tan của nhạc sĩ Anh Bằng, hát chung với Nguyên Khang. Anh hát đơn ca trong những cuốn kế tiếp và trở thành một trong những ca sĩ chính của Asia. Có tài đàn ghi ta, dương cầm và có tài sáng tác ca khúc tạo lợi thế cho ca sĩ Mai Thanh Sơn khi trình diễn trên sân khấu; lúc thì ôm đàn thùng, lúc thì hai bàn tay lướt trên phím dương cầm, trang điểm cho tiếng hát để đi vào hồn khán thính giả.

Đây cũng là nét riêng của anh và Mai Thanh Sơn trở thành con cưng của trung tâm Asia. Chưa hết, anh còn là người hòa âm và phụ trách phòng thu âm của trung tâm Asia.

Kỷ niệm đáng nhớ là một lần lưu diễn bên Úc, khi Mai Thanh Sơn đang ngồi đàn bên cây dương cầm, sàn sân khấu bỗng nghiêng và anh té nhào xuống trước bao nhiêu khán giả. Lý do là người xếp bục sân khấu cẩu thả, có bao giờ mà sân khấu bị nghiêng đâu, và cũng là một điều khó quên trong đời trình diễn của mình.

Cho đến nay Mai Thanh Sơn đã viết hơn mười ca khúc, bản Nghiệt Ngã coi như là bản phổ biến đầu tiên của anh do Nguyên Khang và Nguyễn Hồng Nhung trình bày, có trên Youtube: “ Thôi đành mình xa cách nhau, để lòng ngàn năm nỗi đau. Cho cuộc tình mới, sẽ không buồn bã, cho cuộc đời mới sẽ thôi nghiệt ngã, cho giọt nước mắt, nhạt nhòa thương yêu..”

Mai Thanh Sơn ôm đàn guitar hát một đoạn của ca khúc buồn này, giọng anh sâu lắng, một nỗi đau về một cuộc tình đã chia xa, thân phận nghiệt ngã đã khiến người anh yêu mắc cơn bệnh hiểm nghèo và lặng lẽ ra đi. Cô từ giã cõi đời lúc nào, nơi nào anh không rõ, chỉ biết một ngày nhận bưu kiện trong đó có cuốn nhật ký người yêu ghi hàng ngàn text message mà hai đứa đã trao đổi trong mấy năm gặp gỡ và những dòng chữ tha thiết yêu chàng. Kỷ niệm đẹp buồn đó tạo nên ca khúc Nghiệt Ngã và là nguồn cảm hứng để Mai Thanh Sơn viết thêm những tình khúc thiết tha kế tiếp.

Hướng mới sáng tác của anh sắp tới là dòng nhạc quê hương đấu tranh. Vẫn mê hát, mê đàn, bận hòa âm và thu âm cho trung tâm Asia, thời giờ hầu như Mai Thanh Sơn dành trọn cho âm nhạc. Con đường nghệ thuật còn đi xa, chàng nghệ sĩ chỉ vừa ba mươi tuổi, sức sống âm nhạc còn tràn đầy sinh lực, Mai Thanh Sơn còn nhiều cống hiến cho giới yêu nhạc.
                                        Trần Chí Phúc / SBTN

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: