Sunday, February 22, 2015

Công nương Diana: Từ mặc xấu nhất đến biểu tượng thời trang

Mỗi khi nhắc đến công nương Diana, người ta sẽ nghĩ ngay đến một biểu tượng bất tử của sự thanh lịch và sang trọng.
n

Câu chuyện về hoàng gia Anh và công nương Diana vẫn được xem như một cổ tích về nàng Lọ Lem giữa đời thường. Dẫu không mấy đồng ý với ý kiến trên, thì ít ra bạn cũng bị thuyết phục ở khía cạnh thời trang với sự lột xác ngoạn mục của công nương Diana – con dâu gia đình hoàng tộc. Có nhiều lý do để thuyết phục công chúng, bởi lẽ vào năm 1982, trong cuộc bình chọn của một tờ báo tại London, Diana Spencer (khi ấy mới hơn 20 tuổi) là một trong 10 phụ nữ ăn mặc… xấu nhất thế giới. Nhưng chỉ vài năm sau, bà đã nằm trong danh sách những người mặc đẹp nhất trên toàn cầu.

Không chỉ thế, công nương còn là một nhà tiên phong, đi đầu trong việc xây dựng phong cách hiện đại, thanh nhã cho các trang phục hoàng gia và giúp thế giới biết nhiều hơn đến các nhà tạo mẫu Anh. Lần đầu tiên trong lịch sử, hoàng gia Anh có một công nương sở hữu vóc dáng, gu thẩm mỹ… tương tự với số đông công chúng. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi mọi cô gái cũng muốn được trông giống như Diana.

Từ một công nương trẻ nhút nhát…


Trước khi đính hôn với thái tử Charles vào năm 1981, Diana ăn mặc rất mờ nhạt. Bà thích những trang phục thoải mái, các kiểu đầm váy đậm tính casual. Song, từ giây phút bước chân vào điện Kensington, phong cách của bà trở nên cổ điển và đậm chất Anh quốc. Ban đầu, Diana thường bị chê là ăn mặc già hơn tuổi. Điều đó cũng không có gì khó hiểu, một công nương trẻ chỉ vừa bước sang tuổi 20 luôn gặp khó khăn trong việc lựa chọn trang phục phù hợp với địa vị xã hội mới và có xu hướng mặc theo các thành viên hoàng tộc khác.


Nếu để ý, bạn sẽ thấy những lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng, công nương thường sẽ chỉ diện trang phục đơn sắc (có khi là áo đỏ, quần ôm đỏ cùng mũ đỏ). Không thể phủ nhận, sắc đỏ giúp công nương trông trẻ trung, rực rỡ hơn, nhưng cũng chính việc kết hợp trang phục quá mức an toàn ấy khiến công nương không tạo được dấu ấn.


Thế rồi, công nương Diana nhanh chóng nhận ra sai lầm ấy. Kinh nghiệm thực tế quả đắt giá với một người từng mạnh miệng cho rằng “trang phục không phải là ưu tiên của tôi” như bà. Công nương kỹ lưỡng xem lại những video mình xuất hiện rồi phân tích cách make-up, kiểu tóc và trang phục để rồi quyết định tìm kiếm lời khuyên từ những chuyên gia thời trang. Cũng từ đấy, bà dần tìm tòi và tự định hướng phong cách thời trang cho riêng mình theo bản năng thời trang sẵn có. Và thật bất ngờ, khi chính bản năng thời trang ấy lại đưa công nương Diana trở thành một tượng đài bất hủ của phong cách thanh lịch như bây giờ.

… đến biểu tượng thời trang của thế giới


Lady Di (tên gọi thân mật của công nương Diana) luôn ý thức được việc phải ăn mặc đúng nơi, đúng dịp và vô cùng am tường nghệ thuật phục trang cho chuyện giao tế. Khi đến Đức, công nương đáng kính mặc một chiếc đầm Escada nhã nhặn. Lúc đến Nhật, Diana lại diện trang phục của Yuki khi diện kiến Nhật hoàng Hirohito, hay Lady Di mặc Chanel khi công du Paris. Công nương xem chiếc đầm cổ điển, in hoa do nhà thiết kế Bellville Sassoon làm cho mình là “đầm vía” khi thăm trẻ em. Chiếc đầm của công nương phần nào đã tác động tích cực lên tâm hồn thơ trẻ của các em. Vì vậy không có gì khó hiểu khi bà gắn bó với chiếc đầm trong suốt năm năm, mặc kệ những bài báo chỉ trích một công nương danh giá lại liên tục mặc đi mặc lại trang phục cũ.


Công nương Diana cùng thái tử Charles trong chuyến công du đến Nhật.

Tất cả những trang phục Diana mặc, mọi phụ nữ đều có thể dễ dàng học tập theo. Chiếc áo sơ-mi kiểu buộc nơ lệch mà Diana diện cùng bộ váy suit màu xanh trong lễ đính hôn nhanh chóng được phụ nữ bấy giờ săn đón. Kiểu áo mô phỏng có giá 9,99 bảng Anh lập tức trở thành sản phẩm bán chạy nhất của siêu thị Mark & Spencer. Bà không mặc trang phục rườm rà, cổ hủ mà chiếm lấy trái tim của công chúng yêu thời trang bằng những xu hướng thời thượng lúc bấy giờ. Trong một thời gian dài, hình ảnh của Lady Di trong mắt công chúng là những bộ váy suit với áo may dáng dài, vai độn đúng kiểu power dressing của thập kỷ 1980.



Những khi dự sự kiện trang trọng, công nương xuất hiện trong những bộ đầm dài đơn giản nhưng đủ toát lên sự quý phái và gu thời trang tinh tế. Sẽ không ai quên được chiếc đầm đen vai trễ kết hợp cùng vòng cổ ngọc trai mà công nương diện năm 1994, ngày mà truyền thông phanh phui cuộc tình vụng trộm của thái tử Charles. Nhưng hôm sau, trên khắp các trang báo lớn nhỏ, hình ảnh cao quý của công nương Diana đã áp đảo những tin tức không hay về đức lang quân. Khi ấy, dư luận chỉ quan tâm xem hôm nay công nương ăn vận trang phục gì, của thương hiệu nào.


Công chúng cũng không bao giờ quên chiếc đầm dài cúp ngực kèm áo bolero trắng đính ngọc trai mà Công nương diện đến Lễ trao giải thời trang Anh năm 1989. Trang phục này từng được công nương diện lại trong chuyến thăm Hồng Kông.

Phong cách làm nên biểu tượng

Diana thay đổi phong cách lần nữa sau khi ly hôn thái tử Charles vào năm 1996. Chính hai năm cuối đời 1996, 1997 đã đưa bà trở thành biểu tượng thời trang quốc tế. Người phụ nữ trước đây luôn khép mình trong những bộ suit thanh lịch và phụ kiện cùng một màu giờ đã trẻ trung và tự tin hơn. Công nương mạnh dạn phối giày beige, túi đen với suit màu xanh lá nhạt. Những gam màu mạnh mẽ được Lady Di sử dụng như một tuyên ngôn về bản lĩnh và khả năng làm chủ cuộc sống của mình.

Trong suốt cuộc hôn nhân và quãng đời tự do ngắn ngủi sau đó, công nương Diana dùng thời trang như một trong những cầu nối diệu kỳ giữa mình và thế giới. Vị công nương đáng kính còn dùng sức ảnh hưởng của mình trong thời trang để làm công việc thiện nguyện đầy ý nghĩa khắp thế giới. Công nương đã bán được 79 chiếc đầm mình đã từng mặc tại nhà đấu giá Christie’s để thu ba về triệu bảng Anh để quyên góp cho các quỹ từ thiện về bệnh AIDS và ung thư. Trong lễ tang của người phụ nữ ấy, anh trai bà đã phát biểu Diana Spencer “chính là hiện thân của lòng nhân từ, trách nhiệm, phong cách và cái đẹp… Cô ấy không cần đến một danh hiệu hoàng tộc nào cũng vẫn tiếp tục tỏa sáng với danh tiếng thần kỳ của mình”. Quả thực, đến thời điểm này, người ta vẫn nhắc đến Diana như một biểu tượng phong cách bất tử hơn là phu nhân đầu tiên của Thái tử Charles nước Anh.


Túi Dior Lady: chiếc túi chỉ thực sự được cả thế giới biết đến sau khi xuất hiện cùng công nương vào năm 1995. Sau đó, nhà mốt Christian Dior đã dùng tên Lady Dior để đặt cho kiểu túi quai ngắn này.


Nghệ thuật làm mũ: những chiếc mũ kiểu cách gần như biến mất trong thời trang vào thập kỷ 1960, 1970. Công nương Diana là người vực dậy ngành công nghiệp làm mũ khi thường xuyên xuất hiện với những kiểu mũ đẹp mắt.


Xu hướng Meringue dress: là tên gọi của kiểu váy cưới xòe rộng, đuôi dài công nương diện trong hôn lễ năm 1981. Đến năm 1992, người ta mới dần chuyển sang những mẫu váy cưới đơn giản, nhẹ nhàng hơn.

2 comments :

  1. Hay quá, cảm ơn Admin đã chia sẻ bài viết,
    ..............................................................
    Quý khách có nhu cầu mua sỉ mũ lưỡi trai, nhanh tay liên hệ với chúng tôi để có giá tốt nhất.
    Xưởng may Bàn Tay Việt- uy tín, chất lượng.

    Mũ lưỡi trai.

    ReplyDelete
  2. Hay quá, cảm ơn Admin đã chia sẻ bài viết,
    ..............................................................
    Quý khách có nhu cầu mua sỉ mũ lưỡi trai, nhanh tay liên hệ với chúng tôi để có giá tốt nhất.
    Xưởng may Bàn Tay Việt- uy tín, chất lượng.

    Mũ lưỡi trai.

    ReplyDelete

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: