Monday, December 21, 2015

Không thể tiếp tục thờ ơ với vấn đề an toàn thực phẩm

Pic
Giám đốc WHO, bà Margaret Chan (phải) thăm xưởng giết mổ và chế biến thực phẩm Rungis ở ngoại ô Paris hôm 7/4/2015 nhân ngày Sức khỏe thế giới.
Việt Hà, phóng viên RFA


Mỗi năm, thế giới có khoảng 420,000 người chết do các bệnh liên quan đến thực phẩm, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Đó là kết quả trong một báo cáo về an toàn thực phẩm toàn cầu mới được Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) công bố hồi đầu tháng 12 vừa qua. Nhân dịp này, trang tạp chí sức khỏe đời sống do Việt Hà phụ trách có cuộc phỏng vấn với ông Peter Sousa Hoejskov, chuyên gia kỹ thuật thuộc ban an toàn thực phẩm của WHO, khu vực Tây Thái Bình Dương.
Trước hết nói về mục đích của nghiên cứu mới công bố, ông Hoejskov cho biết:
Nghiên cứu này đã được thực hiện trong một thời gian dài, nó được bắt đầu vào khoảng năm 2008. Đây là một nghiên cứu khá là đầy đủ và bây giờ đã hoàn tất và công bố vào năm 2015. Mục đích của nghiên cứu là để thu thập các số liệu về các bệnh đến từ thực phẩm, trước đó chúng tôi không có các số liệu cụ thể chính xác về vấn đề này trên phương diện toàn cầu và khu vực. Do đó, đây là một điểm yếu trong chương trình về các bệnh từ thực phẩm của WHO. Chúng tôi đã không biết được cụ thể có bao nhiêu người bị bệnh từ thực phẩm và các bệnh cụ thể nào họ mắc phải, đâu là yếu tố chính, nhóm dân cư nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Vì vậy nghiên cứu này cho chúng tôi biết những con số cụ thể về các vấn đề này. Với kết quả này chúng tôi bây giờ có thể có được hồ sơ về vấn đề an toàn thực phẩm, cung cập thông tin về gánh nặng của các bệnh từ thực phẩm đến những nhà làm chính sách, và công chúng.
Việt Hà: Xin ông cho biết đánh giá chung của WHO về tình hình nhiễm bệnh từ thực phẩm của thế giới nói chung và khu vực Tây Thái Bình Dương nói riêng?
Peter Sousa Hoejskov: Có khoảng 450,000 người đã tử vong vì các bệnh liên quan đến thực phẩm tính trên toàn cầu. Đối với khu vực Tây Thái Bình  Dương là khu vực tôi phụ trách, bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Philippines…  chúng tôi có số liệu là 52,000 người chết vì các bệnh từ thực phẩm và có khoảng 125,000 người bị nhiễm các bệnh từ thực phẩm. Đó là những số liệu có từ báo cáo nhưng những số liệu này có thể thấp hơn con số thực tế. Lý do là nhiều người bị bệnh từ thực phẩm nhưng không bao giờ tìm đến bác sĩ để khám chữa bệnh. Đó là lý do là con số những người này không được thống kê.
Việt HàKhu vực nào có nhiều người bị nhiễm bệnh từ thực phẩm nhất và nhóm người nào bị ảnh hưởng nhiều nhất theo báo cáo, thưa ông?
Peter Sousa Hoejskov: Trẻ em có độ tuổi dưới 5 là nhóm những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các bệnh từ thực phẩm so với các nhóm người ở những độ tuổi khác nói chung. Khu vực có nhiều người chết vì các bệnh từ thực phẩm nhất là  Nam Á bao gồm các nước như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar. Con số người chết do các bệnh từ thực phẩm ở khu vực này là 175,000 ca, tiếp theo đó là khu vực châu Phi với con số người chết là 130,000 ca.
Việt Hà: Những bệnh từ thực phẩm nào là phổ biến ở khu vực Tây Á?
Peter Sousa Hoejskov: Nếu chúng ta nhìn vào các bệnh từ thực phẩm mà mọi người hay mắc phải ở khu vực Tây Thái Bình Dương, tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất. Norovirut gây tiêu chảy khá phổ biến ở đây, bên cạnh đó là campylobacter, e coli. Nếu nhìn vào các ca tử vong thì khu vực tây Á rất khác so với các khu vực khác trên thế giới. Khu vực này có con số người chết vì aflatoxin (độc tố nấm mốc). Đây là điểm khá đặc biệt ở khu vực này.
Việt Hà: Nhiều người cho rằng các bệnh từ thực phẩm hoàn toàn có thể chữa khỏi, vậy tại sao trong báo cáo này chúng ta vẫn thấy số người tử vong cao, thưa ông?
Peter Sousa Hoejskov: Rất nhiều những ca bệnh liên quan đến tiêu chảy xảy ra là do nguyên  nhân vệ sinh, tức là thực phẩm được chuẩn bị thế nào, dự trữ ra sao, vận chuyển ra sao. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dây chuyền của thực phẩm. Đây là khu vực có nền văn hóa nông nghiệp. Chúng tôi đã thấy những ca bùng phát nhiễm viêm gan A có liên quan đến việc bảo quản các sản phẩm từ sữa ở Australia, New Zealand hay Nhật Bản.
Nếu những người xử lý các sản phẩm từ sữa không rửa tay kỹ thì có gây lây nhiễm bệnh. Có rất nhiều điều có thể làm dựa vào hướng dẫn 5 điểm về an toàn thực phẩm của WHO. Hướng dẫn này nhấn mạnh vấn đề vệ sinh như rửa tay kỹ, nấu thực phẩm chin, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, sử dụng nước sạch trong chế biến. Cho nên phần lớn các ca bệnh tiêu chảy có thể phòng tránh bằng việc thực hiện đúng những hướng dẫn này.
Nhưng báo cáo này cũng cho thấy một hiểu lầm thường có ở mọi người là khi họ có tiêu chảy thì bệnh sẽ tự khỏi sau 1 hay 2 ngày nhưng trên thực tế có những bệnh mãn tính gây ra bởi thực phẩm không an toàn bao gồm việc nhiễm độc tố nấm mốc chẳng hạn, một số thực phẩm không an toàn có thể gây các bệnh ung thư, suy thận và bệnh gan sau một thời gian dài. Vì vậy bệnh từ thực phẩm không đơn thuần chỉ là bệnh tiêu chảy như mọi người thường nghĩ.
Việt Hà: WHO có đánh giá gánh nặng về kinh tế do các bệnh từ thực phẩm gây nên đối với các nước đang phát triển là bao nhiêu không?
Peter Sousa Hoejskov: Rất tiếc là nhiều nước có thu nhập thấp không có được số liệu cụ thể về gánh nặng kinh tế của bệnh từ thực phẩm. Chúng tôi có một số số liệu từ những nước như Australia, New Zealand và Hoa Kỳ về gánh nặng kinh tế từ các bệnh do nguyên nhân thực phẩm. Nó được chia ra làm hai phần. Thứ nhất là chi phí của hệ thống y tế chi trả cho việc chăm sóc những người bệnh. Đó là những chi phí trực tiếp cho các bệnh từ thực phẩm.
Tuy nhiên có rất nhiều chi phí gián tiếp, người bệnh có thể mệt mỏi, không thể tiếp tục làm việc, nghỉ hưu sớm, trở thành người mất khả năng lao động… tất cả những điều này đêu gây tổn phí không chỉ cho họ mà còn cho cả gia đình họ.
Chúng tôi không có một con số cụ thể cho gánh nặng đối với các bệnh từ thực phẩm nhưng rõ rang là nó có ảnh hưởng lớn. Nếu chúng ta nhìn vào vấn đề thương mại nói chung, chúng ta sẽ thấy vấn đề an toàn thực phẩm quan trọng thế nào. Rất nhiều nước đã chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm xuất khẩu vì nếu họ không tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm ở những nước nhập khẩu thì họ không thể xuất khẩu các sản phẩm của mình.
Chúng tôi đã chứng kiến một số trường hợp trong khu vực khi một số nước không thể xuất khẩu sản phẩm của mình vì vấn đề an toàn thực phẩm và do đó gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đến đời sống của công nhân ở các nhà máy sản xuất các sản phẩm này.
Việt HàWHO trông đợi gì từ những tác động tạo nên từ báo cáo mới này?
Peter Sousa Hoejskov: Tôi hy vọng báo cáo này sẽ đặt vấn đề an toàn thực phẩm lên ưu tiên cao hơn trong các chương trình nghị sự. Vấn đề an toàn thực phẩm không thể bị tiếp tục lờ đi. Chúng ta đã rất may mắn tránh được những đại dịch toàn cầu lớn nhưng đã gặp những vụ bùng phát nhỏ ở khu vực liên quan đến an toàn thực phẩm.
Khi những ca bệnh bùng phát, nó thu hút rất nhiều sự chú ý của quốc tế nhưng khi nạn dịch qua đi thì người ta thường quên đi những ưu tiên cho vấn đề an toàn thực phẩm trong rất nhiều các ưu tiên khác mà mỗi nước phải đối mặt. Tuy nhiên báo cáo này đã đặt vấn đề an toàn thực phẩm thành vấn đề ưu tiên và cho thấy là vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ dừng lại ở bệnh tiêu chảy mà nó còn liên quan đến các bệnh kinh niên, gây tổn thất về kinh tế. tôi hy vọng báo cáo sẽ thu hút sự chú ý về chính trị đến vấn đề này và có những can thiệp nhất định ở tầm quốc gia để cải thiện vấn đề an toàn thực phẩm, nâng cao hiểu biết trong công chúng về vấn đề này.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: