Sunday, May 8, 2016

Bệnh rối loạn lưỡng cực

By Đăng Trình- Presented by Đăng Trình
Trong chương trình Sức Khỏe Là Vàng số 07, mời quý vị cùng Đăng Trình tìm hiểu về bệnh rối loạn lưỡng cực - đặc biệt là chứng trầm cảm, có khả năng dẫn đến hành vi tự sát. Tiếp đó là cách nhận biết và tìm kiếm trợ giúp y tế tại Úc đối với những triệu chứng này.

Mỗi năm tại Úc, cứ 50 người thì có 1 người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder). Chứng bệnh này không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh, mà cả thân nhân cũng bị ảnh hưởng theo.

Sau đây là chia sẻ của bà Natasha David tại Sydney.

"Khi chồng tôi hưng phấn, anh ấy là tâm điểm của cả bữa tiệc. Còn những lúc khác thì rất khó đoán. Nhiều lúc tôi không biết vấn đề nằm ở tôi hay ở căn bệnh của anh ta, và rồi chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?"

10 năm trước, chồng của bà Natasha đã tự kết liễu cuộc sống của mình. 

Pic
Lãnh đạo Đảng đối lập tiểu bang New South Wales, John Brogden đã phải từ chức sau khi bị suy nhược thần kinh vào năm 2005. (AAP / )
"Khoảnh khắc tôi mở cửa cho hai viên chức cảnh sát, tôi đã biết trước họ muốn nói gì. Và tôi cảm thấy sững sờ ngay cả trước khi họ mở lời. Tiếp theo đó, tôi chỉ biết gọi cho mẹ và khóc, 'Anh ấy đã đi rồi... đã đi rồi..."

Chồng của bà Natasha đã vật lộn với chứng rối loạn lưỡng cực trong nhiều năm, nhưng giống như những bệnh nhân khác, ông đã không phát hiện ra điều đó.

Một người bạn của bà Natasha David là bà Lucinda Brogden cũng gặp hoàn cảnh tương tự. Bà Lucinda là Ủy viên Ủy ban Sức khỏe Tâm thần quốc gia, và là phu nhân của Lãnh đạo Đảng đối lập tiểu bang New South Wales, John Brogden.

Ông John đã từ chức sau khi bị suy nhược thần kinh vào năm 2005, và bà Lucinda hoàn toàn có thể đồng cảm với tình cảnh của bà Natasha.

"Câu chuyện của chúng tôi có nhiều điểm tương đồng đến đáng kinh ngạc, và tôi nghĩ nhiều người cũng từng trải qua hoàn cảnh tương tự. Và tôi muốn bạn biết rằng, bạn không đơn độc và bạn phải mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ của mình."

Có khoảng 1% người Úc bị bệnh rối loạn lưỡng cực. Con số này có thể nhiều hơn do căn bệnh này hay bị nhầm với chứng trầm cảm. Giám đốc Tổ chức SANE Australia, ông Jack Health, giải thích sự khác biệt giữa hai chứng bệnh này.

"Khác với trầm cảm đơn thuần, người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có những giai đoạn cực kỳ hưng phấn, và thường có xu hướng vung tay quá trán trong chi tiêu. Trong những giây phút hưng cảm đó, bệnh nhân cũng thường làm những điều khiến cho họ hối hận về sau."

Bệnh rối loạn lưỡng cực còn đem lại nhiều thử thách khác cho thân nhân người bệnh.

"Đối với vợ hoặc chồng bệnh nhân, suy nghĩ thường gặp là, 'Anh ấy hoặc cô ấy sẽ như thế nào khi thức dậy vào sáng hôm sau?' Và việc điều chỉnh nhịp sống là cả một thử thách. Bạn thử nghĩ mà xem, sau một thời gian trầm cảm kéo dài và rơi xuống tận hố sâu cảm xúc, bệnh nhân lại cảm thấy yêu đời hơn và bạn có thể nghĩ là, 'Điều đó thật tuyệt.' Nhưng rồi bạn lại trở nên lo lắng khi sự hưng cảm của bệnh nhân vượt quá tầm kiểm soát."

Ông John Canning, đối tác của một công ty luật hàng đầu tại Sydney, không phát hiện mình bị rối loạn lưỡng cực trong nhiều năm. Vợ ông, bà Mary Canning là người đã thuyết phục ông tìm kiếm các trợ giúp y tế.

"Anh ấy luôn cảm thấy căng thẳng, dĩ nhiên là anh ấy làm việc trong một môi trường căng thẳng. Nhưng đây không phải là căng thẳng thông thường. Tôi có thể so sánh nó với việc bước đi trên than đỏ vậy."

Ông John Canning cho biết mặc dù có những giai đoạn ông cảm thấy vô cùng phấn khích và hoan hỉ, căn bệnh này cũng dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

"Một khi mắc chứng rối loạn lưỡng cực, có những hành vi mà bạn không làm chủ được. Tôi từng ngoại tình, và bạn biết không, tôi rất hối hận về việc đó. Mary và tôi đã cùng vượt qua thử thách đó. Đó là một khoản thời gian khủng khiếp cho cả hai vợ chồng lẫn các con."

Hai vợ chồng hiện đang cùng nhau hàn gắn các rạn nứt trong mối quan hệ. Bà Mary Canning nói mọi việc đều có thể.

"Mọi việc rồi sẽ ổn cả. Bạn biết đấy, chúng tôi gần như đến mức ly hôn. Phải mất nhiều năm để chúng tôi vượt qua thử thách đó, nhưng điều đó là khả dĩ."

Trên thế giới có rất nhiều nhân vật nổi tiếng từng mắc chứng rối loạn lưỡng cực và họ đã dũng cảm vượt qua.

Chẳng hạn như nữ diễn viên Carrie Fisher, thủ vai công chúa Leia trong Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao, từng bị rối loạn lưỡng cực và lạm dụng rượu bia và ma túy năm 29 tuổi. Cô nói với báo Huffington Post rằng

"Đôi khi, chứng rối loạn lưỡng cực đỏi hỏi ở bạn một sức chịu đựng bền bỉ và lòng can đảm vô bờ, vì thế nếu bạn đang vật lộn với căn bệnh này mà vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong cuộc sống, thì đó là một điều đáng tự hào chứ không phải hổ thẹn."

Cô ca sĩ Demi Lovato, xuất thân từ các phim của Disney cũng bị chẩn đoán rối loạn lưỡng cực lúc 22 tuổi. Cô chia sẻ với tạp chí Women's Health rằng cô mong muốn mọi phụ nữ biết rằng:

"Bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh, cảm thấy thoải mái và tìm được hạnh phúc ngay cả khi đang vật lộn với chứng rối loạn lưỡng cực hay bất kỳ căn bệnh tâm thần nào khác."

Vậy rối loạn lưỡng cực là gì?

Chứng rối loạn lưỡng cực là một dạng của chứng trầm cảm mà trước đây thường được gọi là bệnh loạn tâm thần hưng-trầm cảm. Bệnh nhân mắc chứng rối loạn lưỡng cực trải qua các đợt thay đổi tính khí cực độ - từ u uất buồn rầu qua phấn khích và hoan hỉ. Các đợt thay đổi tính khí này có khuynh hướng tái diễn, có thể từ nhẹ đến nặng và có thời gian dài ngắn khác nhau.

Theo Tổ chức Tiểu đường Úc châu thì trầm cảm và tiểu đường có quan hệ với nhau. Người bệnh tiểu đường có nguy cơ phát bệnh trầm cảm gấp đôi, vì phải thường xuyên đối phó với các yếu tố hormone và sinh học, gây căng thẳng và tăng cân. 

Rối loạn lưỡng cực có hai đối cực là trầm cảm và hưng cảm.

Những triệu chứng của trầm cảm bao gồm:

     • Mất hứng thú đối với những hoạt động mà trước đây họ từng ưa thích
     • Xa lánh bạn bè, người thân cũng như các hoạt động giao tế
     • Thay đổi khẩu vị và nếp ngủ nghê
     • Luôn mệt mỏi, thiếu tập trung và có mặc cảm thấp kém
     • Có ảo tưởng luôn bị ai ám hại
     • Đặc biệt, người mắc chứng trầm cảm có nhiều nguy cơ tự tử.

Trong lúc đó thì hưng cảm lại có những triệu chứng hoàn toàn trái ngược, kéo dài từ 1 tuần trở lên, chẳng hạn như:

     • Tâm trạng phấn khích, sung sức và năng hoạt quá mức
     • Suy nghĩ và diễn thuyết mau lẹ, có thể nói thao thao bất tuyệt và nhảy từ đề tài này sang đề tài khác.
     • Thiếu suy xét - ví dụ như chi một số tiền lớn để mua những món đồ mà mình không cần tới
     • Dễ nổi giận và cáu gắt với những người bất đồng ý kiến với mình
    • Và đặc biệt là hoang tưởng. Bệnh nhân mắc chứng hưng cảm tin rằng họ có tài năng hay năng khiếu dị thường, hoặc họ là vua chúa, minh tinh màn bạc hay lãnh đạo tâm linh chẳng hạn.

Hầu hết những người có các cơn hưng cảm và trầm cảm đều trở lại tính khí bình thường vào khoảng thời gian giữa các cơn bệnh. Họ đều có thể sống một cuộc đời hữu ích và lo liệu được chuyện nhà, việc sở.

Các bác sĩ cho rằng chứng rối loạn lưỡng cực do nhiều yếu tố gây ra bao gồm yếu tố di truyền, sinh hóa và môi trường. Chẳng hạn như con cái của những người mắc chứng này dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn những trẻ em khác, hay căng thẳng tinh thần và mất quân bình hóa chất trong não bộ cũng có thể gây bệnh. Chứng rối loạn lưỡng cực có thể được điều trị bằng thuốc men, liệu pháp tâm lý hoặc thay đổi lối sống, tùy theo đề nghị của bác sĩ. Việc nhận biết sớm và chữa trị hiệu quả ngay từ đầu là chuyện hệ trọng đối với sự an lạc sau này cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực. Với việc chữa trị hiệu nghiệm, bệnh nhân có thể sống một cuộc đời trọn vẹn và hữu ích.

Để được hỗ trợ về chứng rối loạn lưỡng cực cùng các bệnh tâm thần khác, quý vị có thể liên lạc với Đường dây điện thoại Mạch sống (Lifeline) số 13 11 14. Còn nếu quý vị cần thông dịch viên hỗ trợ trong quá trình trao đổi với bác sĩ, xin liên lạc với Sở Thông ngôn qua điện thoại số 13 14 50.

Giúp đỡ người có ý định tự sát

Một trong những hệ lụy của căn bệnh rối loạn lưỡng cực này là bệnh nhân có thể có ý định tự sát.

Theo Cơ quan Y tế Tâm thần Đa Văn hóa Úc Đại Lợi, thì một số biểu hiện của người có ý định tự tử bao gồm:

Mội người đang trải qua những biến động to tát trong cuộc đời, như mất người thân yêu, thất nghiệp, thi rớt, ly thân, xa cách con cái, hay mắc bệnh tâm thần. Người đó cũng biểu lộ những thay đổi trong hành vi, dễ xúc động, buồn rầu và lánh né, tâm sự về tâm trạng tuyệt vọng, bất lực hoặc thấp kém, ít màng tới chuyện chăm sóc bản thân, tỏ ý nghĩ tìm đến cái chết qua các bức vẽ, câu truyện, bài nhạc v.v... chào từ biệt những người khác và cho đi những tài sản hoặc can dự vào những hành vi nguy hiểm hay gây hại cho bản thân.

Và cơ quan này cũng gợi ý những điều quý vị có thể làm để giúp người đó từ bỏ ý định tự sát:

1. Luôn Có Mặt Bên Người Ấy

Dành thời gian bên người ấy và biểu lộ sự chăm sóc và quan tâm của mình. Hỏi xem người ấy cảm thấy thể nào, và lắng nghe tâm sự trong lòng người ấy. Các khúc mắc dường như có thể dễ giải tỏa hơn sau khi đã thổ lộ được.

2. Rà Soát Lại Sự An Toàn Của Người Ấy

Nếu ai đó đang tính chuyện kết liễu cuộc đời, điều quan trọng cần biết là người ấy đã suy nghĩ về chuyện đó nhiều đến mức nào. Quý vị có thể hỏi thăm về những điều sau đây:

     • Họ đã có suy nghĩ làm thế nào và khi nào định tự sát không?
     • Họ có phương tiện để thực hiện kế hoạch của họ không?
     • Họ có thể được hỗ trợ những gì để giữ mạng sống an toàn và để cầu cứu sự giúp đỡ?
     • Làm thế nào quý vị có thể giúp họ xích gần lại và gắn bó với gia đình, bè bạn, thú vật nuôi, niềm tin tôn giáo, nghị lực cá nhân đảm đương cuộc sống?

Nếu quý vị cảm thấy rất lo lắng, đừng bỏ người ấy một mình, mà hãy loại bỏ hết bất kỳ những phương tiện gây tự tử, bao gồm vũ khí, thuốc men, rượu bia và ma túy khác, thậm chí cả xe cộ nữa.

3. Ra Tay Hành Động

Khuyến khích người ấy tìm nguồn trợ giúp từ những nhân viên chuyên môn và những người hỗ trợ khác nhau. Những người sau đây có thể giúp đỡ được là:

     • Bác sĩ gia đình
     • Tham vấn viên, chuyên viên tâm lý, nhân viên xã hội
     • Dịch vụ y tế tâm thần
     • Trung tâm y tế cộng đồng
     • Linh mục, mục sư, giáo sĩ
     • Dịch vụ tham vấn qua điện thoại như Đường dây điện thoại Mạch sống (Lifeline)

4. Tiếp Tục Can Dự

Những ý nghĩ tự tử không dễ gì tự chúng biến mất. Người ta cần được giúp đỡ để thắng được những ý nghĩ này. Sự giúp đỡ của quý vị có thể tạo sự biến đổi toàn diện

1 comment :

  1. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh gây hại, nhưng mà nếu không chữa trị kịp thời, Căn bệnh rối loạn tiền đình có thể để lại những biến đổi khó lường. Từ đấy điều trị bệnh rối loạn tiền đình càng sớm càng tốt cho sức khỏe bệnh nhân.

    ReplyDelete

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: