Friday, January 9, 2015

Chuyển bụng sanh

Mẹ tôi kể khi có mang tôi, gần ngày sanh, bà cụ phải chuẩn bị trước, vì nhà ở xa thành phố, phải đón tàu lửa mới tới được bệnh viện. Tuy chính bà là cô mụ đỡ đẻ và tôi là đứa con thứ sáu, nhưng cũng như những lần đầu, không ai biết khi nào việc chuyển bụng có thể xảy ra.

Sau những tháng mang thai, gần cuối thai kỳ, bà mẹ nào cũng sốt ruột. Không ai có thể biết trước được khi nào em bé quyết đinh chào đời. Hầu hết các em bé được sanh từ tuần 37 đến 42 đều kể là bình thường, và rất ít em bé sanh đúng ngày tháng.

Sau những tháng dài trông đợi, với những tháng cuối nặng nề mệt nhọc, bà mẹ có thể rất rốt ruột, có khi không phân biệt được những triệu chứng báo hiệu của sự kiện chuyển bụng sắp sanh.

Để chuẩn bị, trong tháng cuối cùng, bạn phải nắm vững những tình huống có thể xảy ra như: khoảng cách từ nhà đến bệnh viện, phương tiện di chuyển, thời gian trong ngày có thể bị kẹt xe hay không, thời gian trong năm có bị mưa gió, tuyết hay không.
Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một gói hành trang, như một chuyến đi chơi ngắn hạn, chứa đủ những vật dụng mà bạn có thể cần đến khi đến bệnh viện.

Những dấu hiệu báo hiệu sắp sanh:

Một số bệnh nhân không có dấu hiệu gì phiền hà cho đến ngày sanh...là sanh. Trong khi đó một khác có những cơn đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài vài tuần trước, mà có khi chỉ là những báo động giả.

Những dấu hiệu sớm nhất là cảm giác bụng trên như nhẹ đi một tí vì đầu em bé đã sà xuống thấp. Kế đến bạn có thể thấy nước nhờn âm đạo dường như xuất ra nhiều hơn và lỏng hơn. Có khi bạn cảm thấy một luồng nước như vụt ra phía dưới. Tuy nhiên cảm giác nầy có thể bị lầm lẫn với hiện tượng són tiểu, vì đầu của em bé đè nặng trên bọng đái. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu đáng nghi ngờ, bạn phải gọi bác sĩ ngay. Cuối cùng bạn có thể cảm thấy sự co thắt của tử cung. Sự co thắt của tử cung có khi đau, có khi không chỉ như đau lưng mà thôi. Tuy nhiên nếu cảm giác đau bụng hay đau lưng đó cứ đều đặn thì bạn có dấu hiệu chuyển bụng sắp sanh.

Có khi bạn có triệu chứng chuyển bụng giả. Tử cung có thể co thắt, nhưng không phải là chuyển bụng thật sự. Thí dụ nếu sự co thắt không đều đặn, hoặc ngưng khi bạn thay đổi vị trí nằm hay đi đứng thì có thể không phải là chuyển bụng thật. Hoặc nếu sự co thắt không đau lắm và tập trung phía trước, trên đỉnh bụng, cũng không phải là triệu chứng thật.

Nhưng dầu sao đi nữa, nếu có triệu chứng nào đáng nghi ngờ, như khi thấy nước ối vỡ, ra máu cửa mình, bị sốt, em bé không đạp, thì đừng ngại ngùng, cứ đi thẳng tới bệnh viện để được khám nghiệm.

Thuốc dục sanh:

Một số trường hợp bác sĩ có thể quyết định cho bạn thuốc dục sanh. Thí dụ như nước ối đã bể mà chưa có triệu chứng chuyển bụng, thai kỳ đã quá ngày, áp suất của bạn cao, hay bạn bị các chứng như tiểu đường, bệnh phổi có thể gây nguy hại cho em bé.

Những gì sẽ xảy ra khi bạn đến bệnh viện?

Bác sĩ hay y tá có thể phải xác nghiệm xem là bạn có triệu chứng sanh thật hay không. Sau đó bạn sẽ được gắn dây truyền nước biển, và dụng cụ đo tim mạch của em bé cũng như đo cường độ, nhịp điệu co thắt của tử cung sẽ được gắn vào thành bụng của bạn. Khi nước ối vỡ, một dụng cụ khác sẽ được luồn vào bên trong tử cung để đo áp suất tử cung cũng như nhịp tim của em bé được chính xác hơn.

Hai giai đoạn của chuyển bụng sanh:

Giai đoạn đầu bắt đầu từ khi cổ tử cung nở ra từ 0 đến 4cm. Bạn có thể thấy bị ra máu chút đỉnh. Tử cung co thắt đều đặn, nhè nhẹ cứ 15 đến đến 20 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 60 đến 90 giây. Gần cuối giai đoạn nầy, sự co thắt sẽ tăng dần lên 5 phút một lần. Giai đoạn nầy có thể kéo dài độ vài giờ mà cũng có thể kéo dài đến 12 tiếng.

Giai đoạn 2 của việc chuyển bụng, khi cổ tử cung nở từ 4 đến 10cm. Nhịp co thắt của tử cung tăng lên cứ 3 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 45 giây. Giai đoạn thứ hai có thể kéo dài từ 4 đến 8 tiếng.

Thuốc tê trong khi sanh:

Trong khi chuyển bụng có thể bạn bị đau nhiều hay ói mữa, bác sĩ có thể cho tiêm thuốc tê vào cột xương sống của bạn để làm cho bớt đau.

Cuối cùng là giai đoạn sanh, sẽ trình bày trong bài viết tới.

Một điều xin nhắc nhở ở đây, là ngày xưa người ta hạn chế việc các ông chồng tham dự vào chuyện sanh đẻ của các bà, và chính các ông ngày xưa cũng cảm thấy hổ thẹn khi phải tháp tùng vợ tới nhà sanh. Ngày nay, các ông nên chứng minh là mình “ga lăng”, nên theo sát vợ mình không rời nửa bước. Rất nhiều bác sĩ không những cho phép mà còn hoan hô sự hiện diện của quý ông trong phòng sanh để ủng hộ tinh thần cho vợ mình. Đừng nằm nhà trùm chăn ngủ trong khi vợ can đảm chiến đấu với cơn đau đẻ, nhé bạn.
BS. Hồ Ngọc Minh

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: