Monday, March 30, 2015

WHO kêu gọi Việt Nam đẩy mạnh chấm dứt bệnh lao

n
Nhân viên y tế khám và điều trị cho bệnh nhân mắc lao
Việt Hà, phóng viên RFA


Nhân ngày lao thế giới 24 tháng 3 hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới WHO mới đây ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam gia tăng những nỗ lực nhằm sớm chấm dứt bệnh lao, một trong những căn bệnh khiến Việt Nam phải gánh chịu nhiều phí tổn nhất về y tế so với các nước khác trên thế giới.
Gánh nặng bệnh lao
Trong thông cáo báo chí nhân ngày lao thế giới 24 tháng 3 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO) cho rằng trong khi cuộc chiến chống bệnh lao đang trên đà phát triển thì ở Việt Nam vẫn còn quá nhiều người bị mắc bệnh lao. WHO ước tính trong năm 2013, đã có 9 triệu người ở Việt Nam mắc bệnh lao, trong đó có 1,5 triệu người tử vong vì căn bệnh. WHO xếp Việt Nam vào thứ 13 trong số 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới.
WHO đánh giá Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phòng chống và điều trị lao. Các ca mắc bệnh lao ở Việt Nam tiếp tục giảm mỗi năm với tỷ lệ tử vong ước tính giảm từ 51 /100.000 dân vào năm 1990 xuống còn 19/100.000 dân vào năm 2013. Tuy nhiên, tổ chức này cũng nhìn nhận còn nhiều thách thức to lớn cho Việt Nam trong công tác phòng chống bệnh lao. Theo WHO, bệnh lao tập trung ở các quần thể dân số dễ bị tổn thương, chẳng hạn như dân di cư, trẻ em, người già và người nghèo. Việc phát hiện các ca mắc bệnh lao này có thể gặp nhiều khó khăn hơn so với ở nhóm dân số chung. Nói về thực trạng này, bác sĩ Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc Trung tâm lao và Bệnh PHổi PHạm Ngọc Thạch, thành phố Hồ Chí Minh, cho biết:
BS. Nguyễn Huy Dũng: tình hình dịch tễ lao của Việt Nam cao bởi vì ở những thành phố lớn có sự di dân từ những vùng, những tỉnh chung quanh đi vào thành phố rất nhiều, kèm với điều kiện kinh tế thấp, cũng như vấn đề dịch HIV càng ngày càng phát triển, cho nên chuyện phát triển dịch tễ lao cao ở đất nước Việt nam cũng như những thành phố lớn nói riêng và càng ngày nó có hơi cao hơn một chút.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 130,000 người mắc lao nhưng mới chỉ có khoảng 100,000 người được phát hiện bệnh. Theo ông, khoảng 30,000 bệnh nhân còn lại chưa được phát hiện trong cộng đồng và không được điều trị bệnh theo đúng phác đồ. Đây là một trong những nguyên nhân làm lây lan bệnh lao ra cộng đồng, gia tăng con số tử vong trong năm. Cũng theo thống kê của chương trình phòng chống lao quốc gia Việt Nam, có đến 70% bệnh nhân nhiễm lao ở Việt Nam là nông dân, tức là những nơi tập trung nhiều người nghèo và thiếu thông tin hơn so với thành phố.
Ở những thành phố lớn có sự di dân từ những vùng, những tỉnh chung quanh đi vào thành phố rất nhiều, kèm với điều kiện kinh tế thấp, cũng như vấn đề dịch HIV càng ngày càng phát triển, cho nên chuyện phát triển dịch tễ lao cao ở Việt nam
BS. Đặng Trân
Không những thế, thông báo mới của WHO còn nhận định các ca lao kháng đa thuốc là một trong những thách thức không nhỏ mà Việt Nam đang phải đối mặt. Theo ước tính của tổ chức này, có khoảng 5,000 ca mắc lao kháng đa thuốc (MDR-TB) xảy ra trong năm 2013 tại Việt Nam.
Theo đánh giá của bác sĩ Đặng Trân, chuyên khoa lao phổi tại Trung tâm Lao và Phổi PHạm Ngọc Thạch, thực tế này phản ánh trào lưu chung của thế giới
BS. Đặng Trân: Việt Nam hiện giờ cũng đang trong trào lưu chung của thế giới thôi, tức là có kết hợp với HIV nên lao cũng có khuynh hướng tăng lên và nó nặng nề ở các bệnh nhân lao HIV.
Trong báo cáo vào tháng 10 năm 2013, WHO đã cảnh báo lao kháng thuốc vẫn tiếp tục là mối nguy tại nhiều nước. Bác sĩ Mario Raviglione, người đứng đầu chương trình chống lao của WHO cho biết
BS. Mario Raviglione: tình hình rất nghiêm trọng vì vậy mà trong chiến dịch chống lao kháng thuốc, tôi gọi đây là một khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng. Lý do là, chúng ta đang ở trong một tình huống là có khoảng 450,000 ca nhiễm lao mới mỗi năm. Trong đó chúng tôi ước tính có khoảng 94,000 trường hợp (tức là ít hơn 20%) ca nhiễm lao kháng thuốc, và như vậy là có 80% gọi là không kháng thuốc nhưng chúng ta không kiểm tra lao kháng thuốc trên từng người nhiễm ở mỗi nước. 2 năm trước số ca kháng thuốc khoảng 50 đến 60,000 ca và bây giờ là 94,000 ca nhờ có chẩn đoán mới, ít hơn 20% trong tổng số. Nhưng trong số 94,000 ca này có đến 17,000 ca không đăng ký điều trị vào lúc này. Nhưng chúng tôi hiểu là có một số nước, bệnh nhân được chẩn đoán có lao kháng thuốc nhưng lại không có thuốc điều trị. Cho nên chúng ta cần phải đề cập ngay đến vấn đề thiếu thuốc. Khi một người khám bệnh và phát hiện bệnh, người đó cần phải được điều trị, dù đó là tiểu đường hay cao huyết áp, chúng ta không thể nói là không có thuốc, đặc biệt là trong các trường hợp bệnh gây chết người như lao. Đó là lý do mà tôi gọi là khủng hoảng.
Bệnh lao và lao kháng thuốc ở Việt Nam
Bệnh lao được định nghĩa là tình trạng nhiễm vi khuẩn có tên là mycobacterium tuberculosis, thường được gọi là tắt là TB. Bệnh thường gặp nhất là ở phổi những cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gọi là lao màng não, hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn, xương khớp. Bệnh lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết ra khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Việc tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh khiến nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao. Người mắc lao hoạt động không được điều trị có thể lây sang 20 người khác mỗi năm.
Nhìn chung những người nhiễm bệnh lao khi được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tình trạng lao kháng thuốc. Nói về hiện tượng lao kháng thuốc, đặc biệt là lao đa kháng thuốc, một thách thức ở Việt Nam, bác sĩ Đặng Trân cho biết:
Kháng thuốc thường là ở Việt Nam là do bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng, thường là lơ là trong việc điều trị. Trong thời gian điều trị, có lúc họ thấy bệnh ổn định, thấy tốt rồi thì họ bỏ điều trị
BS. Đặng Trân
...Kháng thuốc thường là ở Việt Nam là do bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng, thường là lơ là trong việc điều trị. Trong thời gian điều trị, có lúc họ thấy bệnh ổn định, thấy tốt rồi thì họ bỏ điều trị
BS. Đặng Trân: bình thường một bệnh lao gọi là lao kháng thuốc thì kháng hai thứ là Rifampicine và Isoniazid. Kháng hai thuốc này gọi là lao đa kháng thuốc. Lao thuốc cực mạnh hay lao kháng thuốc lan rộng thì nó kháng hai thứ đó và nó kháng thêm các loại thuốc mà về sau này người nói là có tác dụng trên thuốc kháng lao, trên vi trùng lao, thí dụ họ quinole, thì người ta xếp vao loại lao kháng thuốc cực mạnh lan rộng.
Giải thích về nguyên nhân phổ biến dẫn đến lao kháng thuốc, bác sĩ Đặng Trân cho biết:
BS. Đặng Trân: kháng thuốc thường là ở Việt Nam là do bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng, thường là lơ là trong việc điều trị. Trong thời gian điều trị, có lúc họ thấy bệnh ổn định, thấy tốt rồi thì họ bỏ điều trị, hoặc tự mua thêm thuốc, hoặc uống không đúng liều, tự bớt thuốc đi vì uống nhiều quá họ có cảm giác mệt mỏi. Nói chúng là bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị. Còn một số nhỏ có thể là do lây từ người nọ sang người kia, tức là người bị lao kháng thuốc lây bệnh sang cho người khác.
Theo bác sĩ Raviglione, một người bị lao kháng nhiều loại thuốc phải qua điều trị lâu dài hơn và phải sử dụng những loại thuốc có tính độc hơn so với những thuốc lao thông thường. Thời gian điều trị có thể là từ 20 đến 24 tháng thay vì 6 tháng trong điều trị lao thông thường. Khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn ở người bị bệnh lao kháng thuốc cũng thấp hơn. Theo WHO, tỷ lệ điều trị khỏi đối với lao thông thường là 90%, trong khi đó, tỷ lệ điều trị khỏi với bệnh lao kháng thuốc dao động trong khoảng từ 50 đến 75% tùy loại lao kháng thuốc. Theo bác sĩ Raviglione, một số nước trên thế giới cho biết tỷ lệ điều trị thành công với lao kháng thuốc chỉ đạt từ 40 đến 50%.
Chương trình phòng chống lao tại Việt Nam
Để phòng chống bệnh lao, Việt Nam từ nhiều năm qua đã tiến hành chương trình phòng chống lao quốc gia. Theo WHO, từ năm 2000, chương trình điều trị bệnh lao đã cứu sống hàng trăm ngàn người ở Việt Nam, bao gồm bệnh nhân lao và những người đã có thể bị bệnh lao và không được điều trị. Số ca tử vong và tỷ lệ mắc bệnh lao đã giảm hơn 50% kể từ năm 1990.
Năm 2014, chương trình phòng chống lao Quốc gia đã mở rộng diện triển khai tới 41 tỉnh, thành trên toàn quốc, tăng cường đào đạo, giám sát nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng quy trình và chất lượng quản lý bệnh nhân.
Trong năm 2015, chương trình phòng chống lao Quốc Gia Việt Nam phấn đáu giảm tỷ lệ số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống còn 187/100.000 người dân, giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới tỷ lệ 18/100.000 dân, khống chế số người mắc bệnh lao kháng đa thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người mắc bệnh lao mới phát hiện. Chương trình cũng đề ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015, 100% số bệnh nhân lao được tiếp cận điều trị với công thức điều trị chuẩn của chương trình và được cung cấp các thuốc chống lao hạng một đầy đủ, đảm bảo chất lượng.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ áp dụng phác đồ mới điều trị bệnh lao, rút ngắn thời gian điều trị. Chương trình sử dụng thuốc mới sẽ áp dụng miễn phí cho 100 trường hợp tại 3 thành phố gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, dự kiến vào đầu năm 2015. Loại thuốc mới được áp dụng thông qua hỗ trợ của WHO.
Trong thông báo ra ngày 24 tháng 3, WHO cũng kêu gọi Việt Nam tiếp tục duy trì những nỗ lực của mình để tiếp tục giảm gánh nặng bệnh lao. Quyền đại diện WHO tại Việt Nam, ông Jeffery Kobza cam kết WHO sẽ tiếp tục làm việc với chương trình phòng chống lao Quốc gia để giới thiệu các loại thuốc mới và công nghệ mới để giải quyết những thách thức liên quan như lao kháng thuốc.
Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và những đóng góp về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại emailvietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: