Monday, October 5, 2015

Bao nhiêu một mụ đàn bà?

Việc theo đuổi một cô gái có lẽ là giấc mơ khá xa vời với những người đàn ông Nam Sudan tại Úc. Họ phải làm việc nhiều năm trời ròng rã để có thể chi trả 100 con bò cho của hồi môn.

ByBích Ngọc
HINH

Có 100 con bò hoặc 80 ngàn đô mới cưới được vợ

Việc theo đuổi một cô gái có lẽ là giấc mơ khá xa vời với những người đàn ông Nam Sudan. Họ phải làm việc thật chăm chỉ nhiều năm trời ròng rã để có thể chi trả cho của hồi môn.

Trong một số cộng đồng, gia đình người đàn ông phải thương lượng giá của một cô dâu và sính lễ để trả cho nhà gái, trước ngày cưới.

Cách truyền thống mà người Nam Sudan thường làm là quy đổi qua gia súc. Còn ở Úc, họ sẽ phải trả bằng tiền.

Với yêu cầu của hồi môn lên đến 80.000 đô la, những thanh niên Nam Sudan có thể phải ế vợ vì áp lực quá lớn.

Chol Goch là thanh niên thuộc cộng đồng Dinka sống tại Melbourne, anh vừa kết hôn với người phụ nữ trong mơ của mình.

Đây không phải là một quá trình dễ dàng, bởi có một nghĩa vụ văn hóa mà anh phải thực hiện để rước nàng về dinh.

 “Một con bò bình thường giá 1.000 Mỹ kim”.

“Nhiều tiền lắm!Tôi đã làm việc cật lực ba năm, để có thể đủ khả năng mua được 100 con bò”.

“Tôi đã cố gắng làm tất cả mọi thứ tôi có thể, bởi vì tôi thực sự muốn kết hôn với vợ tôi”.

Ở Nam Sudan, giá của một cô dâu hay gọi một cách nhẹ nhàng hơn là của hồi môn, được gia đình của người đàn ông trả cho gia đình người phụ nữ.
"Trong nền văn hóa của chúng tôi, nếu bạn không có con bò, bạn sẽ không thể kết hôn được. Về cơ bản, bạn phải trả 100 con bò cho sính lễ cầu hôn”.
- Chol Goch

Trong một số cộng đồng ở Úc, hai bên nhà trai và nhà gái sẽ có một cuộc đàm phán về sính lễ hồi môn trước đám cưới.

Theo truyền thống, của hồi môn được quy định bằng bao nhiêu con bò, bao nhiêu con heo  hay gà vịt. Thời nay, tại Úc, giá cả được quy đổi thành đô la.

Nuôi con gái chờ ngày lấy lễ vật

Ajah Ajith Deng Wuoi  cho biết cô lớn lên trong sự kỳ vọng của gia đình về của hồi môn.

"Khi gia đình tôi yêu cầu anh Chol cung cấp cho họ của hồi môn, nó giống như sự trao đổi.

Trong những năm gần đây, giá cô dâu ở Nam Sudan Dinka và cộng đồng Dinka hay Nuer đã đạt mức cao nhất 80 ngàn đô la.

Một số người đã kêu gọi giới hạn mà các gia đình áp đặt lên sính lễ.

Một nghiên cứu sinh tại Trường Luật Flinders ở Adelaide, ông Buol Juuk nghiên cứu thực tế và kết luận.

"So với các bộ tộc khác, tôi nghĩ rằng người Dinka yêu cầu của hồi môn đắt nhất ở Nam Sudan.

“Nếu bạn chưa trả của hồi môn, một số người sẽ cảm thấy bất mãn khi bạn nói" vợ tôi "hay" con tôi ", vì về mặt đạo đức, họ không phải thành viên trong gia đình của bạn”.

“Bạn đã không được đáp ứng nghĩa vụ của mình”.

Tại Melbourne, TitoTut Pal là một người đàn ông Nuer từng trải qua những áp lực của cuộc đàm phán về quà hồi môn.
“Bởi vì cha mẹ cho rằng họ nuôi dạy tôi nên người, trả tiền cho tôi đi học và chi trả cho tôi tất cả mọi thứ từng ấy năm. Đó là lý do tại sao cha mẹ yêu cầu anh Chol của hồi môn để trao đổi con gái của họ”.
- Ajah Ajith Deng Wuoi  

Ông và người vợ của mình, bà Nyabana Riek đã có hai con, nhưng không chính thức kết hôn.

Tito nói rằng ông gần như đã chuẩn bị của hồi môn một vài năm trước đây, nhưng xung đột  trở lại ở Nam Sudan khiến ông phải trì hoãn.

"Sính lễ  là một áp lực thực sự và là một cuộc đấu tranh giống như kiếm tiền để nuôi nhiều miệng ăn trong gia đình”.

“Tôi phải trả tiền nhà mỗi tháng, tiền cho bọn trẻ, chăm lo cho gia đình ở quê nhà.

“Việc để đành tiền chuẩn bị sính lễ cũng giống như các mối quan hệ xã hội vậy. Nếu tôi không có của hồi môn, tôi sẽ nhận được câu hỏi như là, "Khi nào anh sẽ làm? Tại sao anh không làm? Bộ anh không tính chuẩn bị của hồi môn à?”.

Của hồi môn cao con mình mới có giá

Với quan niệm của người Việt từ xa xưa, thường con gái đi lấy chồng, được bố mẹ cho của hồi môn. Đó là món quà bố mẹ tặng con gái khi con về nhà chồng, có ý nghĩa động viên con gái dẫu ở đâu cũng có bố mẹ bên mình.

Ngày nay hôn nhân tiến bộ hơn, không có chuyện nhà gái thách cưới hay chàng rể bắt vợ chưa cưới đòi của hồi môn từ cha mẹ, nhưng việc cho con gái của hồi môn vẫn có gia đình duy trì coi như món quà tiễn con gái đi lấy chồng, ra ở riêng.

Giá trị của hồi môn bây giờ khác xưa nhiều lắm. Nó không còn đơn thuần là những món đồ trang sức quý gia truyền, không còn là đồ dùng thông thường như bát đĩa, chăn màn, ấm chén như xưa mà là tài khoản, xe đẹp, nhà riêng.

Của hồi môn, dù là vật chất hay tinh thần đều xuất phát từ việc lo lắng của bố mẹ cho con cái hoặc đôi khi là chính từ mong mỏi của người con gái.

Nhiều gia đình nghĩ rằng có của hồi môn lớn thì người con gái sẽ chồng coi trọng. Vì vậy nhiều gia đình nhà gái vì muốn con gái "có giá" trong mắt nhà trai nên phải lo liệu những món đồ giá trị như tiền bạc, vàng, trang sức để dành tặng cô dâu làm của hồi môn.

Hạnh phúc khi ấy liệu có bền lâu, vững chắc, nếu hôn nhân không bắt đầu từ tình yêu đẹp, từ sự rung động của trái tim...

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: