Monday, May 11, 2015

Dịch vụ ly hôn tăng mạnh ở Ấn Độ

ert
Ấn Độ là quốc gia có tỉ lệ ly hôn thấp nhất thế giới, nhưng các cuộc hôn nhân tan vỡ đang ngày càng nhiều hơn. Phần lớn các đôi chọn chia tay thuộc tầng lớp trung lưu khá giả, người thành thị, những người mà cuộc sống thay đổi nhờ vào bùng nổ kinh tế.

Điều này dẫn đến sự phát triển nhanh chóng trong số công ty làm dịch vụ hôn nhân, trong đó có những dịch vụ chỉ nhắm vào ly hôn. Anasuya Basu, người cũng gần đây ly dị, tìm hiểu thêm về những dịch vụ này.
Tôi vốn vẫn gặp nhiều khó khăn với chữ D (divorce – ly hôn) trong suốt nhiều năm qua.
Là người đầu tiên trong cả gia đình tuyên bố rằng cuộc hôn nhân của mình đang bên bờ vực thẳm, chỉ nghĩ đến từ ly dị thôi cũng khiến tôi run bần bật.
Tôi chọn Delhi, thành phố với nhịp sống nhanh, trung lập, làm nơi chữa lành vết thương của mình; tôi từng sống ở đây trước khi lấy chồng, và nay trở về, trong lòng đầy bão tố.
Sau ba năm chờ đợi và vô vàn thư từ trao đổi, trò chuyện với luật sư, tôi cuối cùng cũng nhập vào với một nhóm những người giống tôi trong phiên tòa kéo dài dai dẳng.
Phòng 207 nằm trong tòa án phụ trách các vấn đề gia đình, với hàng ghế bọc vải nhồi bông màu xanh; có thể cảm thấy những người đến đây đang trong trạng thái lo lắng, mệt mỏi, luật sư mang trên tay đống hồ sơ quăn góc, tiếng người trực hò hét mã hồ sơ, mọi thứ vẫn ám ảnh tôi.
Tôi dành hàng giờ mỗi tháng để đối đầu với tình thế của mình, cố gắng đẩy lùi cảm giác bấn loạn khi chứng kiến những cuộc hôn nhân của người khác và của chính tôi kết thúc. Không lâu sau đó thì cảm giác của tôi cũng tê liệt.
Ngay sau phiên xử, tôi tới trung tâm mua sắm. Vẫn còn chút choáng váng, tôi gọi đồ và ăn một mình. Sau đó tôi bắt đầu ghé vài hàng mỹ phẩm để xem mấy màu son mới và cuối cùng thì chỉ mua có một; tôi có khoảng 20 thỏi son khác nhau giúp vượt qua hành trình rời bỏ cuộc hôn nhân thiêng liêng để trở về đời sống độc thân.

Cú điện thoại đáng sợ

Ngày được cấp phép ly hôn, tôi thấy hoa mày chóng mặt, như mọi chuyện không có thật. Vết mực trên ngón tay như nóng bỏng trên da khi tôi điểm chỉ vào một số giấy tờ của tòa án, tuyên bố tình trạng hôn nhân mới của mình.
Trong lúc đang trò chuyện với bạn sau đó, tôi thấy chuông điện thoại rung lên vài lần.
Khi nhấc máy, một giọng trầm, kiểu như giọng người dẫn chương trình trên đài phát thanh hỏi tôi cảm thấy thế nào.
Do không phải lúc tôi đủ khả năng để trò chuyện thật sáng suốt, tôi lẩm bẩm gì đó và hỏi Giọng Trầm làm thế nào mà ông ta có số của tôi.
Giọng Trầm trả lời rằng ông ta gọi từ một trang mạng chuyên mai mối cho người ly hôn.
Tôi chết lặng. Làm sao mà thế giới bên ngoài lại biết được về tình trạng hôn nhân của tôi nhanh đến vậy? Thất kinh, tôi bỏ ngay máy xuống.
Nhặt nhạnh thông tin từ một vài luật sư chuyên về ly hôn, tôi hiểu ra rằng có đường dây ngầm giữa các nhân viên chức vụ thấp ở một số tòa án gia đình, cán bộ phụ trách thông tin kết hôn và một số luật sư vô đạo đức đã trao đổi thông tin cá nhân của nhiều người – để lấy tiền.
Geeta Luthra, luật sư chuyên về ly hôn ở tòa thượng thẩm Delhi, nói: “Khi chị gửi đơn khiếu nại lên tòa án, chi tiết của các bên liên quan tới tranh chấp được lưu lại trong hồ sơ của tòa và bất kỳ bên thứ ba nào cũng có thể dễ dàng truy cập. Những người chuyên ăn theo các vụ tai nạn, kiện cáo đề nghị làm dịch vụ cho các khách hàng đang ở thế khó xử và rất có thể họ đã chuyển thông tin cho các kênh môi giới hôn nhân dựa trên hồ sơ của khách hàng.”

Luật riêng tư

Không giống như Anh Quốc có Data Protection Act (Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu/Thông tin) khá mạnh - giúp bảo vệ thông tin cá nhân và các biện pháp phạt vi phạm - ở Ấn Độ không có luật giám sát bảo vệ dữ liệu hay thông tin cá nhân. Theo bà Luthra, tòa án gia đình ở sáu tòa án quận khác nhau ở Delhi giải quyết trung bình 15 vụ mỗi ngày.
Các trang môi giới hôn nhân được lợi vô cùng nếu thâm nhập được những cơ sở dữ liệu quan trọng đến vậy.
Ấn Độ không có số liệu chính thức về tỉ lệ ly dị nhưng các chuyên gia cho rằng, cứ 1000 đôi thì có 13 đôi ly hôn ở Ấn Độ - trong khi ở Hoa Kỳ, tỉ lệ này là 500/1000 đôi.
Cũng không có số liệu về các trường hợp đăng k‎ý xin ly dị nhưng quan chức từ tòa án gia đình nói ở các thành phố lớn ở Ấn Độ, số đơn xin ly dị đã tăng nhiều từ năm năm qua.
Áp lực từ cuộc sống hiện đại là một trong những nguyên nhân
của nhiều vụ ly hôn ở Ấn Độ
Để thu lời từ những trường hợp này, các công ty môi giới hôn nhân Ấn Độ đang phát triển rầm rộ, dành hẳn một trang riêng cho những người đã ly dị và có thêm các động tác rườm rà như gọi điện chào hàng, quản lý hồ sơ và thường xuyên kiểm tra, cập nhật các trường hợp.
Bharat Matrimony, cái tên gianh giá nhất trong làng kinh doanh mai mối, có một trang riêng cho những người đã ly hôn – Divorcee Matrimony – lưu lại hồ sơ của khoảng 70% các vụ đăng ký ly hôn.
Khi được hỏi liệu dịch vụ này có nhận dữ liệu từ tòa án gia đình về các trường hợp ly hôn hay với các luật sư chuyên về ly hôn, người sáng lập và là giám đốc điều hành, ông Murugavel Janakiraman, nói, "Chúng tôi không làm việc cùng bất kỳ cơ quan môi giới bên ngoài nào nhưng đề nghị kết hợp với những cơ quan như thế cũng là một ý thú vị.
“Mọi người có thể bước vào bất kỳ số nào trong 190 chi nhánh môi giới của chúng tôi ở Ấn Độ để có thể bàn về những yêu cầu của họ, hoặc gọi điện cho chúng tôi. Trong khi chúng tôi thật sự muốn giúp những người đã ly hôn bằng mọi cách có thể, chúng tôi là công ty làm việc qua mạng và muốn gắn với thế mạnh của mình.”
Trong khi một số cơ quan phụ trách hôn nhân thẳng thừng phủ nhận mọi liên quan tới các trung tâm môi giới bên ngoài, một số cơ quan khác chỉ đơn giản từ chối trả lời câu hỏi của tôi.
Thêm vào nỗi niềm bối rối của tôi, một người phụ trách cơ quan hôn nhân quá hăng hái đã chăm chỉ nhắn tin cho tôi vào những giờ oái oăm để kéo tôi trò chuyện.
Tôi không muốn phí hơi sức của mình vào việc đưa người phụ trách hay cơ quan hôn nhân ra tòa – vì ở đây chẳng có luật thông tin cá nhân gì.
Tôi cũng nên lờ đi những lời mời mọc tìm kiếm nửa kia hoàn hảo của mình do tôi thấy hôn nhân không còn là điều gì quá tuyệt vời nữa.
Hôn nhân nay là thỏa thuận buôn bán, được thực hiện không cần tới cảm xúc và do những người xa lạ ngồi từ một văn phòng quản lý trang hẹn hò trên mạng nào đó đang tìm cách kiếm tiền.
Anasuya Basu làm PR và là nhà văn.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: