Sunday, March 1, 2015

Kiệu 'Chúa' suýt đổ trong lễ rước Vua sống ở Hà Nội

Màn rước kiệu quay nhiều vòng, liên tục nâng lên rồi hạ xuống chạy thật lực khiến cho người đóng vai 'Chúa' dù đã đeo dây bảo hiểm vẫn phải kinh sợ, có những lúc tưởng như sắp lật.

n
Lễ hội đền Sái ở thôn Thuỵ Lôi, xã Thuỵ Lâm ( Đông Anh, Hà Nội) diễn ra vào 11/1 âm lịch hàng năm. Sáng 1/3, nghi thức chuẩn bị cho lễ rước bắt đầu từ 8h tại đình làng. 

Nét đặc sắc của lễ hội này là sự xuất hiện của 'Vua' và 'Chúa'. Người có vinh hạnh nhận vai An Dương Vương là cụ Ngô Vĩnh Ấp (75 tuổi, ngụ tại khu 6, thôn Thuỵ Lôi), một trong những bô lão có uy tín trong làng, đạt các tiêu chuẩn đông con nhiều cháu nội ngoại, gia đình đầm ấm hạnh phúc, hoà thuận với làng xóm.

Người đóng vai Chúa là cụ Lê Duy Bút (69 tuổi, ở khu 6 thôn Thuỵ Lôi, Thuỵ Lâm, Đông Anh). Đặc điểm của nhân vật này là hoá trang mặt đỏ đậm, sắc lạnh và nghiêm nghị, luôn cầm thanh kiếm trên tay.
Buổi sáng, 'Vua' và 'Chúa' cùng các quan được rước ra đền Thượng tại núi Sái. Lễ hội này bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trân gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên nữ bay về trời nên đắp mãi chưa xong thành.
Màn chém gà bằng kiếm gỗ với bát tiết giả thu hút đông đảo người xem ở sân sau đền Thượng. Tương truyền ma gà trắng núp dưới chân núi Thất Diệu Sơn bị thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay tiêu diệt nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa.
Lịch sử cũng kể rằng, Vua Chúa nhiều đời từng về đây bái yết. Tuy nhiên thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của dân nên Vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước Vua giả. Vì vậy lễ hội này được dân làng thực hiện đều đặn hàng năm nhiều đời. Khác với nhiều lễ hội khác, Vua đền Sái là người thật, mặc áo long bào, không phải đeo mặt nạ hay kiệu tượng trưng.
Để rước an toàn kiệu có người nặng hàng trăm kg phải cần đến sự giúp sức của hơn 12 thanh niên trai tráng khỏe mạnh.

Tuy không còn mới lạ nhưng lễ hội vẫn thu hút hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về dự. Quang cảnh đường làng rộn ràng, đông đúc, tiếng chiêng, tiếng trống vang lừng tạo nên một cảm giác khá thú vị. 

Dẫn đầu đoàn rước là kiệu Chúa, tượng trưng cho việc dẹp đường đánh giặc, phía sau là Vua ngự trên ngai.
Không thể thiếu kiệu võng chở bốn vị quan Thị vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ cùng các thê thiếp, con cháu của họ. Những người trên 60 tuổi được lựa chọn đóng vai này.
Trước mỗi đoàn kiệu rước còn có đội quân tốt nhí là cháu chắt của các bô lão.

Sau khi làm lễ tế tại đền Thượng dưới chân núi Sái, Chúa được các trai tráng trong làng bồng kiệu trong tiếng chiêng trống vang trời sang đón Vua, rước về đình làng.

12 thanh niên trai tráng khoẻ mạnh được giao nhiệm vụ rước kiệu chúa, cứ mỗi khoảng 10 phút lại thay nhóm một lần.
Đoàn rước vừa đi vừa quay kiệu, liên tục nâng lên hạ xuống kiểu tung hứng khiến 'Chúa' ngồi trên dù đã đeo dây bảo hiểm vẫn phải nhăn mặt kinh sợ. 

'Chúa' lên tục phải khua kiếm bằng tay phải, còn tay trái nắm thật chặt ngai. Tại lễ này năm 2014, kiệu 'Chúa' từng bị lật nhưng may mắn người đóng nhân vật chính không bị làm sao. 

Kiệu 'Chúa' quay tròn chạy ngược rồi lại chạy xuôi đâm va hai bên đường, không ít lần va quệt vào khán giả, nhiều người đứng xem bị bổ ngã nháo nhào.
Dân làng và du khách đã được buổi chơi hội sảng khoái và thích thú trong dịp đầu năm mới.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: