Tuesday, December 2, 2014

Thuốc chống acid có thể làm tăng nguy cơ thiếu vitamin

012ha49R-305.jpg
Thuốc bổ sung Vitamin B12.Courtesy dopharma.vn
Việt Hà, phóng viên RFA
Trong tạp chí sức khỏe đời sống tuần trước, Việt Hà đã có bài tìm hiểu về vi khuẩn helicobactor pylori  trong dạ dày và cách điều trị. Tuần này, trang tạp chí sức khỏe đời sống xin gửi tới quý vị những điểm đáng lưu ý khi uống thuốc kháng acid là loại thuốc phổ biến điều trị các triệu chứng của bệnh dạ dày bao gồm cả HP.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc chống acid là loại thuốc khá phổ biến hiện nay. Chỉ riêng tại Mỹ vào năm 2012, người ta ước tính có khoảng gần 15 triệu người dùng 157 triệu đơn thuốc chống acid, đó là chưa kể nhiều loại thuốc kháng acid đơn giản khác mà người ta có thể mua qua quầy. Những thuốc này giúp giảm đáng kể những triệu chứng của bệnh dạ dày nhưng về lâu dài chúng cũng có thể có những tác dụng phụ nhất định mà người dùng cần lưu ý.
Một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ thuộc trung tâm nghiên cứu của Kaiser Permanente tại Oakland, California, Hoa Kỳ cho thấy những người uống một số loại thuốc kháng acid nhất định trong thời gian dài sẽ có nguy cơ bị thiếu vitamin B12. Bác sĩ Douglas Corley người tham gia nghiên cứu cho biết:
“Chúng tôi có thể nói trung bình, một người uống thuốc chống acid trong một thời gian dài, ít nhất là 2 năm thì khả năng là lượng vitamin B12 của họ sẽ thấp hơn người không uống. Chúng tôi cũng đã kiểm tra có phải họ thiếu vitamin B12 là do họ ốm yếu hay có vấn đề gì khác.”
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên hồ sơ bệnh của gần 26.000 người dân ở Bắc California, những người đã bị chẩn đoán là thiếu vitamin B12 trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2011, và gần 185.000 người được cho là có mức vitamin B12 bình thường. Trong số những người bị thiếu vitamin B12, 12% đã dùng loại thuốc chống acid dạng 2 là PPI trong ít nhất 2 năm và khoảng 4% đã dùng thuốc chống acid dạng 1 là H2RA trong cùng khoảng thời gian. Tác dụng phụ của thuốc không chỉ liên quan đến thời gian sử dụng thuốc mà còn cả liều dùng thuốc. Bác sĩ Corley giải thích cụ thể như sau:
Chúng tôi có thể nói trung bình, một người uống thuốc chống acid trong một thời gian dài, ít nhất là 2 năm thì khả năng là lượng vitamin B12 của họ sẽ thấp hơn người không uống.
-BS Douglas Corley
“Chúng tôi không cho rằng những người uống thuốc kháng acid trong thời gian ngắn sẽ bị thiếu vitamin B12. Vitamin này được dự trữ trong cơ thể và sẽ phải mất một thời gian khá dài để lượng dự trữ này xuống thấp. tuy nhiên với người uống lâu dài thì sẽ có tác dụng phụ. Chúng tôi cũng nhìn vào liều dùng của thuốc. chúng tôi nhìn vào hai loại thuốc kháng acid. Loại nhẹ hơn là loại chặn acid H2 như zantac hay pepcid, chúng tôi cũng xem xét loại thuốc nặng hơn như omeprazole hay esomeprazole. Giữa hai loại này thì loại nặng hơn có liên quan nhiều hơn đến thiếu vitamin B12. Nếu nhìn vào liều dùng thì nếu so người uống 2 liều một ngày với người uống một liều một ngày thì người uống 2 liều một ngày có nhiều khả năng bị thiếu vitamin B12 hơn. Cho nên có mối liên hệ giữa tác dụng phụ của thuốc với liều dùng và thời gian dùng thuốc cho cả hai loại thuốc.”
Việc thiếu vitamin B12 về lâu dài có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe của con người. Bác sĩ Corley nói tiếp:
“Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nhưng đây  không phải là phổ biến vì chỉ có vài phân trăm người lớn tuổi tại Mỹ đang bị thiếu vitamin B12. Tuy nhiên nó có thể dẫn đến thiếu máu, nhưng nghiêm trọng hơn là có thể gây hại cho thần kinh và có thể gây mất trí nhớ, và triệu chứng này nhiều khi rất thầm lặng nhưng tác hại thì nghiêm trọng vì nó không thể được đảo ngược, hay nói cách khác bổ xung vitamin B12 sau đó không thể giúp hàn gắn những hư hại với thần kinh trước đó.”
vitaminb_12-250.jpg
Vitamin B12. Photo courtesy of vinphaco.vn
Bên cạnh tác dụng phụ được nói tới trong nghiên cứu của Kaiser Permanente, một số các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy hai loại thuốc chống acid phổ biến này cũng có thể gây một số tác dụng phụ khác. Bác sĩ Douglas Corley nói:
“Đã có một vài triệu chứng khác có liên quan đến việc uống các thuốc này. Thứ nhất là khả năng nhiễm các bệnh từ thực phẩm như nhiễm khuẩn samonela chẳng hạn. Acid dạ dày có tác dụng làm giảm khả năng nhiễm các bệnh do các vi khuẩn trong thực phẩm gây nên. Vì vậy đã có chứng minh cho thấy việc uống các thuốc kháng acid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc thực phẩm. Có một số tác dụng phụ liên quan đến thuốc khác hiện vẫn còn gây tranh cãi bao gồm tăng nguy cơ gẫy xương, hoặc bị viêm phổi, đặc biệt là với người có sức khỏe kém.”
Hai loại thuốc chống acid phổ biến vừa nói là hai dạng thuốc kháng acid được cho là khá hiệu quả và thuộc dạng mạnh. Ngoài ra, trên thị trường còn nhiều loại thuốc kháng acid phổ biến khác có cơ chế hoạt động khác 2 loại thuốc này. Những thuốc này thường là ở dạng kiềm hoặc muối, có khả năng làm trung hòa acid dạ dày. Những thuốc này bện cạnh tác dụng giảm acid dạ dày, cũng có những tác dụng phụ nhất định. Ví dụ người lớn tuổi có vấn đề về xương hay Alzheimer thường được khuyên không nên sử dụng thuốc kháng acid có aluminum (nhôm) vì có thể làm tình trạng bệnh xấu đi. Thuốc có chưa aluminum, calcium và magnesium cũng có thể theo đường sữa mẹ vào trẻ. Đối với thuốc chứa aluminum và calci, người bệnh cũng có thể có các triệu chứng phụ như táo bón, yếu cơ, tiểu khó, nhức đầu. Những người bị cao huyết áp nên cẩn thận với thuốc muối kháng acid vì có thể làm tăng lượng muối trong cơ thể, một yếu tố dẫn đến tăng huyết áp.

Nên uống thuốc thế nào?

Mặc dù thuốc kháng acid có những tác dụng phụ nhất định, nhưng theo các bác sĩ thì tác dụng tốt của thuốc trong đa số các trường hợp vượt quá những lo ngại về nguy cơ của tác dụng phụ. Vấn đề là cần phải uống như thế nào và khi nào thì uống thuốc.
Đối với các trường hợp bệnh nhân uống hai loại thuốc chống acid như trong nghiên cứu của Kaiser Permanente, và có nguy cơ bị thiếu vitamin B12, bác sĩ Corley có lời khuyên như sau:
Tôi cũng không khuyến cáo mọi người nên đi uống thuốc vitamin B12 ngay. Điều quan trọng là họ phải biết là họ đã uống thuốc kháng acid lâu chưa và họ cần phải thảo luận trực tiếp với bác sĩ của mình.
-BS Douglas Corley
“Vậy nếu bạn bị thiếu vitamin B12, làm thế nào để bổ sung phần thiếu? Nếu bạn thiếu vitamin B12 thì liệu thuốc vitamin B12 bổ sung uống bình thường hàng ngày có đủ  hay không? Với thực tế là không có nhiều người uống thuốc chống acid bị thiếu vitamin B12 và vì vậy tôi cũng không khuyến cáo mọi người nên đi uống thuốc vitamin B12 ngay. Điều quan trọng là họ phải biết là họ đã uống thuốc kháng acid lâu chưa và họ cần phải thảo luận trực tiếp với bác sĩ của mình để kiểm tra lượng vitamin B12 trong máu. Nếu nó thấp thì vẫn có cách uống bổ sung thuốc mà vẫn tránh được vấn đề thuốc không hấp thụ tốt do thiếu acid dạ dày. Có hai loại có thể dùng là loại để dưới lưỡi hoặc tiêm trực tiếp. Nhưng nếu bạn bị thiếu vitamin B12 do thiếu acid dạ dày thì cũng không có nghĩa là thuốc bổ sung vitamin B12 uống bình thường không có tác dụng gì. Kể cả chỉ một phần vitamin được hấp thụ thì nó cũng giúp tăng lượng vitamin B12 trong cơ thể.”
Trong trường hợp bệnh nhân cần phải uống các loại thuốc chống acid nói chung, bác sĩ Corley có lời khuyên là chỉ nên uống khi cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc:
“Thông điệp quan trọng chung của nghiên cứu này là nếu khó để biết chắc chắn các tác dụng phụ của các thuốc người bệnh thường uống trong thời gian dài, thì nếu người bệnh cần uống thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh tật của mình ví dụ như viêm loét dạ dày thì đúng là họ cần uống thuốc và chắc chắn là cái lợi từ thuốc sẽ nhiều hơn là những mặt hại có thể. Nhưng để giảm thiểu tác dụng phụ, họ chỉ nên uống thuốc theo đúng liều chỉ định. Nếu bạn chỉ cần uống một viên một ngày mà đã đỡ bệnh thì không có lý do gì uống đến hai liều một ngày. Không có gì lạ nếu chúng ta thấy một người uống thuốc ở liều cao với hy vọng giảm các triệu chứng bệnh.”
Theo bác sĩ Douglas Corley, thay đổi trong cách ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cũng có tác dụng tốt để tránh phải dùng quá nhiều các loại thuốc kháng acid hoặc nếu có thì chỉ phải dung loại thuốc nhẹ hơn là H2RA với liều thấp và trong thời gian ngắn.
Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại emailvietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Việt Hà xin chào tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: