Tuesday, December 2, 2014

Thế giới nỗ lực phòng chống bệnh dịch

000_Par7758435-305.jpg
Một nhân viên y tế đang phun thuốc xịt muỗi tại một
vùng ngọai ô nước Pháp hôm 17/8/2010
Việt Hà, phóng viên RFA
Năm 2013, thế giới phải đối mặt với những nguy cơ bệnh dịch mới và những mối nguy lây lan của các bệnh dịch đã được kiểm soát từ trước đó.
Phòng chống sốt xuất huyết lây lan
Ngay từ tháng giêng năm 2013, tổ chức Y tế Thế giới đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ lây lan nhanh của bệnh sốt xuất huyết và coi đây là một đe dọa dịch bệnh toàn cầu. Nói với đài Á châu Tự do về nguy cơ của bệnh dịch vào đầu năm 2013, Bác sĩ Raman Velayudhan, chuyên gia về kiểm soát dịch bệnh nhiệt đới của WHO cho biết:
Sốt xuất huyết đang gõ cửa từng châu lục. Ngay cả ở châu Phi, người dân cũng đã bắt đầu mắc bệnh. Bệnh đang lan rộng một cách lặng lẽ trên thế giới mà nguồn lực thì giới hạn.
Theo ước tính của WHO, trên thế giới có khoảng từ 50 triệu đến 100 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi sốt xuất huyết. Số ca tử vong do sốt xuất huyết mỗi năm vào khoảng 20 ngàn người. Thông báo của WHO cho biết trong năm 2012, sốt xuất huyết được xếp vào một trong các bệnh lây lan nhanh nhất với khả năng  phát triển thành đại dịch. Số ca mắc bệnh đã tăng 30 lần so với 50 năm về trước. Theo bác sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, từ 9 nước có bệnh dịch nghiêm trọng trước những năm 70, đến giờ sốt xuất huyết đã trở thành bệnh dịch ở hơn 100 nước trên thế giới.
Nói về nguyên nhân lây lan bệnh dịch, Bác sĩ RamanVelayudhan cho biết:
Sốt xuất huyết đang gõ cửa từng châu lục. Ngay cả ở châu Phi, người dân cũng đã bắt đầu mắc bệnh. Bệnh đang lan rộng một cách lặng lẽ trên thế giới mà nguồn lực thì giới hạn.
- BS. Raman Velayudhan
Việc lan rộng dịch sốt xuất huyết trên thế giới xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là việc đô thị hóa, dân cư đông đúc. Sốt xuất huyết truyền qua muỗi nhưng không  phải cùng loại muỗi truyền sốt rét. Nó chủ yếu đốt vào ban ngày và có khả năng thích ứng rất cao với môi trường sống đô thị. Vì thế sốt xuất huyết chủ yếu là căn bệnh của thành phố nhưng cũng đang dần lan ra các khu vực nông thôn. Khi dân cư tại các thành phố tăng lên dần thì căn bệnh cũng từ từ lan ra nhiều nước. Về cơ bản, dịch sốt xuất huyết lan rộng là do sự di chuyển của con người. Con người mang trong mình virut, con muỗi chỉ có nhiệm vụ chuyển virut đó từ người này sang người khác. Nguyên nhân thứ hai là sự di chuyển của hàng hóa. Một số loại hàng hóa có thể tạo điều kiện cho muỗi sinh nở.
WHO cảnh báo các điểm nóng của sốt xuất huyết hiện thời ở khu vực Đông Nam Á, tiểu vùng Ấn Độ với các nước Srilanka, Bangladesh, Pakistan, và khu vực Nam Mỹ, Caribe.
Riêng tại khu vực châu Á, WHO cho biết số ca nhiễm bệnh đã tăng lên nhiều lần trong năm 2013. Bác sĩ Babatunde Olowkure, chuyên gia nghiên cứu dịch bệnh của WHO cho biết:
Những gì chúng tôi thấy được vào năm 2012 là có khoảng 200 ngàn người nhiễm bệnh và trong số đó có 1200 trường hợp tử vong ở khu vực châu Á. Hiện tại vào năm 2013, các trường hợp sốt xuất huyết vẫn cao, có khoảng 90 ngàn trường hợp và 250 trường hợp tử vong. Các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất là Lào, Singapore và đảo quốc Salomon.
Sốt rét vẫn là gánh nặng toàn cầu
Vào cuối năm 2013, WHO ra thông báo tình hình phòng chống căn bệnh sốt rét trên toàn thế giới, trong đó nhấn mạnh những nỗ lực phòng chống đã giúp cứu sống được hơn 3 triệu người trên toàn thế giới kể từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, theo WHO, số ca tử vong do sốt rét vào năm 2012 vẫn ở mức đáng ngại là 627,000 người, chủ yếu là trẻ em ở châu Phi.
Nguyên nhân chính được đưa ra là do thiếu kinh phí chi trả cho việc mua màn mùng chống muỗi khiến bệnh dịch vẫn là một thách thức tại các nước Đông Nam Á và châu Phi.
Nhưng điều đáng ngại hơn cả là sốt rét đã có những dấu hiệu kháng thuốc tại 64 nước, điển hình là tại các nước  Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, và Campuchia.
Dịch sốt xuất huyết lan rộng là do sự di chuyển của con người. Con người mang trong mình virut, con muỗi chỉ có nhiệm vụ chuyển virut đó từ người này sang người khác.
- BS. RamanVelayudhan
Năm 2012, đại diện WHO đã phải lên tiếng cảnh báo về mối nguy của sốt rét kháng thuốc tại khu vực châu Á. Bác sĩ Pascal Ringwald, Giám đốc chương trình phòng chống sốt rét toàn cầu, nói với báo giới nhân ngày thế giới phòng chống sốt rét hôm 24 tháng 4 năm 2012 tại Bangkok như sau:
Chúng ta đang ở một thời điểm rất quan trọng, những thành công của chúng ta trong nỗ lực phòng chống căn bệnh sốt rét là mong manh. Chương trình vẫn chưa phủ kín được mọi nơi, chúng ta vẫn chưa thực hiện tốt phương pháp điều trị ACT như chúng ta mong muốn , chúng ta không sử dụng việc chẩn đoán nhanh mà đáng ra chúng ta phải làm. Thêm vào đó là các mối đe dọa khác. Tôi muốn nói đến các trường hợp kháng thuốc artimisin được tìm thấy ở vùng biên giới Thái Lan và Miến Điện.
WHO lo ngại nếu sốt rét kháng thuốc không được kiềm chế kịp thời, sẽ có những hậu quả đáng tiếc. Bác sĩ Olowokure giải thích:
Nếu chúng ta không kiểm soát tình hình thì có thể dẫn đến việc người bệnh sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh, và có khả năng các trường hợp bệnh này sẽ lan rộng ra hơn trước. Và có thể sẽ có khả năng có nhiều hơn các ca tử vong về bệnh, nhiều hơn các ca nhiễm bệnh, và do đó tăng chi phí để đối phó với tình hình.
Theo WHO kinh phí tăng trong các chương trình phòng chống sốt rét toàn cầu đã giúp thế giới có được những bước tiến đáng kể trong việc ngăn ngừa sự lây lan nhanh của dịch bệnh và giảm thiểu số ca tử vong nhưng mức 2,5 tỷ đô là vào năm 2012 thì cũng chỉ mới đáp ứng được 1 nửa nhu cầu.
Mối nguy của virut họ SARS và cúm H7N9
000_Hkg8463464-250.jpg
Tiêm chủng cho gia cầm tại Trung Quốc hôm 08/4/2013. Ảnh minh họa. AFP
Vào ngày 12 tháng 3 năm 2013, sau thông báo của Bộ Y tế Arap Saudi về ca nhiễm coronavirus mới tại nước này đã tử vong, WHO ra thông báo kêu gọi các nước thành viên phải tiếp tục giám sát chặt chẽ những ca viêm đường hô hấp cấp. WHO cũng làm việc chặt chẽ với các chuyên gia y tế và các nhà khoa học để tìm hiểu thêm về loại virut được cho là mới này. Ông Gregory Hartle, phát ngôn viên của WHO cho đài Á châu tự do biết:
Chúng tôi gọi đây là novel coronavirus, là loại virus mới chưa có tên. Trường hợp đầu tiên được phát hiện vào tháng 4 năm ngoái (2012). Chúng tôi cũng đã phát hiện rải rác các trường hợp nhiễm bệnh trong các tháng 6, 9, 11 năm 2012 và tháng 1, 2 trong năm nay (2013). Đây là các trường hợp nhiễm bệnh lẻ tẻ chứ không liên tục.
Sau trường hợp đầu tiên được phát hiện nhiễm virut mới vào năm 2012, đã có nhiều thông tin về virus này được đưa ra và người ta thường gọi nó là virus SARS. Điều này gây lo ngại cho nhiều người vì virus SARS lần đầu được phát hiện vào khoảng cuối năm 2002, đầu năm 2003 đã khiến 8,000 người ở châu Á và châu Âu nhiễm bệnh, trong đó có 774 người đã tử vong. Tuy nhiên theo WHO, virus mới chỉ cùng họ với virus SARS mà không phải là virus SARS dù nó cũng có những triệu chứng tương tự. WHO coi đây là một loại virus gây bệnh nghiêm trọng vì tỷ lệ tử vong cao, trong khi các nhà khoa học chưa nắm được nhiều thông tin về loại virus mới này.
Vào tháng 3 năm 2013, tại Trung Quốc, giới chức y tế nước này cho biết đã phát hiện virut cúm gia cầm H7N9 trên người lần đầu tiên. Chỉ sau chưa đầy 2 tháng, đã có đến 130 trường hợp được xác định nhiễm H7N9 tại Trung Quốc, trong đó có 31 trường hợp tử vong. Dịch bệnh nhanh chóng lan tới 39 thành phố thuộc 10 tỉnh thành của Trung Quốc ngay sau đó. Ông Glenn Thomas, phát ngôn viên của WHO cho biết WHO rất quan ngại về loại virus này:
Hiện những gì mà chúng ta thấy là một loại virus cúm gia cầm lần đầu tiên được phát hiện trên người. Điều này làm nó khác biệt với các loại khác mà chúng ta đã biết trước đó.
Hôm 26 tháng 12 vừa qua, giới chức Y tế Hong Kong xác nhận ca tử vong đầu tiên do H7N9 tại đây.
Cho đến nay đã có 139 người tại Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan được xác định là đã nhiễm virus H7N9, trong đó có 40 trường hợp tử vong.
Hiện WHO vẫn chưa xác định loại virus này có thể lây từ người sang người hay không.
WHO kêu gọi nỗ lực phòng chống lao kháng thuốc
Trong năm 2013, lao kháng thuốc tiếp tục là vấn đề được WHO cảnh báo trên toàn thế giới. Theo báo cáo của WHO vào cuối tháng 10, các nỗ lực toàn cầu đã giúp làm giảm 1,3 triệu số ca tử vong do lao trên toàn thế giới trong năm 2012. Con số người nhiễm lao trong năm 2012 cũng giảm 100,000 ca so với năm trước đó, ở mức 8,6 triệu người. Tuy nhiên WHO cảnh báo lao kháng thuốc vẫn tiếp tục là mối nguy tại nhiều nước. Bác sĩ Mario Raviglione, người đứng đầu chương trình chống lao của WHO cho biết:

Chúng ta đang ở một thời điểm rất quan trọng, những thành công của chúng ta trong nỗ lực phòng chống căn bệnh sốt rét là mong manh.
- BS. Pascal Ringwald
Tình hình rất nghiêm trọng vì vậy mà trong chiến dịch chống lao kháng thuốc, tôi gọi đây là một khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng. Lý do là, chúng ta đang ở trong một tình huống là có khoảng 450,000 ca nhiễm lao mới mỗi năm. Trong đó chúng tôi ước tính có khoảng 94,000 trường hợp (tức là ít hơn 20%) ca nhiễm lao kháng thuốc. Như vậy là có 80% gọi là không kháng thuốc nhưng chúng ta không kiểm tra lao kháng thuốc trên từng người nhiễm ở mỗi nước. 2 năm trước số ca kháng thuốc khoảng 50 đến 60,000 ca và bây giờ là 94,000 ca nhờ có chẩn đoán mới,. Trong số 94,000 ca này có đến 17,000 ca không đăng ký điều trị vào lúc này.
Theo WHO tại nhiều nước người bị lao không có thuốc điều trị hoặc được điều trị không đúng cách. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng trong số ca lao kháng thuốc. Điều nguy hiểm là bệnh lao là bệnh lây nhiễm nên có thể dẫn đến gia tăng hơn nữa số ca bệnh nhiễm lao kháng thuốc trên thế giới. Các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi lao kháng thuốc hiện tại bao gồm Belarus, một phần của Nga, Kazastan, Ukraine, Ấn Độ và Trung Quốc.
WHO kêu gọi các nước tăng cường các nỗ lực trong chương trình phòng chống lao. WHO cũng kêu gọi các nước giàu đóng góp cho chương trình phòng chống lao của thế giới. Hiện quỹ toàn cầu để trợ giúp các nước nghèo chống lao kháng thuốc ước tính cần khoảng 1,3 tỷ đô la một năm nhưng theo WHO, quỹ vẫn còn thiếu khoảng 800,000 đô la trong mục tiêu đặt ra.
Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: