Thursday, March 24, 2016

Doanh nghiệp xã hội và sân chơi Tòhe cho trẻ thiệt thòi VN

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Pic
Trong hơn 10 năm hoạt động, Doanh Nghiệp Xã Hội Tòhe đã phát triển trên 150 sân chơi nghệ thuật miễn phí cho hơn 1.000 trẻ thiệt thòi khuyết.
Hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn
Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, World Economic Forum WEF, là một tổ chức quốc tế chuyên cổ vũ sự hợp tác giữa lãnh vực công và tư trong mục đích cải thiện, phát huy và hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn.
Mỗi năm, WEF bình chọn những người dưới 40 tuổi vào danh sách Lãnh Đạo Trẻ Toàn Cầu Young Global Leader vì thành công cá nhân của họ được coi là thành tựu có ý nghĩa toàn cầu.
Năm 2016, trong danh sách 121 người được Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới bình chọn có tên Phạm Thị Ngân, một trong ba người sáng lập một công ty bán hàng Online, Doanh Nghiệp Xã Hội Tòhe.
Trò chuyện cùng Thanh Trúc từ Hà Nội, Chị Phạm Thị Ngân cho biết:
Chúng tôi chọn tên Tòhe vì thấy cái tên rất gần với ý nghĩa của dự án. Ngày xưa trẻ con gần như không có đồ chơi nhiều và Tòhe là một trong số ít những đồ chơi được làm từ bột gạo và phẩm màu tự nhiên. 
-Chị Phạm Thị Ngân
“Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới có viết thư thông báo và chúc mừng tôi đã được lựa chọn là Lãnh Đạo Trẻ Toàn Cầu 2016. Tôi không nghĩ đó là một giải thưởng, tôi nghĩ nó chỉ là một sự tôn vinh thôi. Chúng tôi sẽ cùng hoạt động trong mạng lưới những người lãnh đạo trẻ toàn cầu đó để có thể trao đổi học hỏi chuyên môn, tìm hiểu các mô hình của nhau để hỗ trợ lẫn nhau, đồng thời cùng nhau làm những dự án hay những việc khác mà có thể nhân rộng kết quả tốt đẹp trên một qui mô lớn hơn ngoài đất nước hay địa phương của mình. Đó là sự vinh danh, không phải một giải thưởng.”
Là một người có đầu óc kinh doanh và cầu tiến, từ năm 2000 đến 2012 chị Ngân và chồng, anh Nguyễn Đăng Nguyên, đã sáng lập và điều hành Công Ty Thiết Kế&Quảng Cáo Truyền Thông Nguyencomm, từng có những sinh hoạt gắn liền với trẻ thiệt thòi bao năm. Năm 2006, ý tưởng thành lập một doanh nghiệp xã hội đến với anh chị sau những chuyến đi tình nguyện dạy vẽ cho trẻ em tại một số trung tâm hoặc cơ sở xã hội gần xa. Tại sao lấy tên Tòhe để đặt cho dự án của mình, chị Ngân giải thích:
“Chúng tôi chọn tên Tòhe vì thấy cái tên rất gần với ý nghĩa của dự án. Ngày xưa trẻ con gần như không có đồ chơi nhiều và Tòhe là một trong số ít những đồ chơi được làm từ bột gạo và phẩm màu tự nhiên. Sau khi nặn các đồ đẹp xong, chơi xong thì mình có thể ăn được luôn. Chúng tôi cảm thấy tất cả mọi mặt của đồ chơi Tohe đấy rất gần gũi với ý nghĩa của dự án, nghĩa là chúng tôi cũng tạo cơ hội cho các em chơi, sau đó tạo cơ hội để các em có thêm thu nhập từ việc chơi mà vừa cải thiện thêm cuộc sống của các em, giống như các em có thứ gì để ăn ngoài cái việc chơi.
Hơn nữa các sản phẩm chúng tôi làm ra có màu sắc hồn nhiên, phản ảnh thế giới tâm hồn rất hồn nhiên trong sáng của các em.”

Phát triển trên 150 sân chơi nghệ thuật miễn phí

FB_IMG_1458652834622-400.jpg
Cô giáo Giang Thị Nhiên trong một lớp học vẽ do Doanh Nghiệp Xã Hội Tòhe triển khai tại Trung Tâm Tự Kỷ Phúc Tuệ ở Hà Nội.
Trong hơn 10 năm hoạt động, Doanh Nghiệp Xã Hội Tòhe đã phát triển trên 150 sân chơi nghệ thuật miễn phí cho hơn 1.000 trẻ thiệt thòi khuyết tật tại hai mươi mấy trung tâm bảo trợ xã hội cũng như các trường tiểu học thành phố hoặc tận những vùng thật sâu và thật xa trong nước. Đó là Trung Tâm Bảo Trợ Người Già Và Trẻ Khuyết tật Thụy An, Ba Vì; Làng Trẻ Birla, Hà Nội; Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội tỉnh Vĩnh Phúc; Trung tâm Sao Mai, Hà Nội; Trung tâm Phúc Tuệ, Hà Nội; Trường Dạy Trẻ Khuyết Tật Thanh Trì; Nhóm Trẻ Làng Chài Bải Giữa Sông Hồng; Trường học thôn đảo Điệp Sơn và Ninh Tân huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa; Cô Nhi Viện Thánh An , Bùi Chu, Nam Định; Trường Tiểu Học Mường Xén, Nghệ An; Trường Tiểu Học Cẩm An, Hội An; trẻ em nghèo tại bản Hầu Chào, Sapa, Lào Cai, và còn nhiều nơi khác nữa.
Em Nguyễn thị Giang, học sinh tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng Trẻ Khuyết Tật Ba Vì, bảo rằng em không thể nói gì nhiều mà chỉ biết mấy năm qua em rất vui vì được tham gia sân chơi Tòhe:
“Cháu bị khuyết tật là bị chân tay thiếu ngón chứ không cụt hẳn, cháu vẽ được. Từ lúc Tòhe xuất hiện cháu thấy bọn cháu có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn này, các anh chị đến chơi thì cũng vui hơn...”
Giáo viên Trường Dạy Trẻ Tự Kỷ tại Trung Tâm Phúc Tuệ, cô Giang Thị Nhiên:
“Tôi là giáo viên ở Phúc Tuệ nhưng tôi lại dạy luôn lớp chọn học sinh biết vẽ, biết cầm bút và biết tư duy một chút. Thế thì Tòhe mới chọn lớp tôi để dạy vẽ mỗi tuần vào ngày thứ Hai.
Sân chơi Tòhe đến với trung tâm của tôi nhiều năm rồi, những năm đầu tiên thì nó chỉ mang lại sự háo hức và chờ đợi. Sau đó, bước sang năm thứ hai, Tòhe đã tặng cho các em những túi xách, những ví, những đồ dùng hay quần áo mà mang bức tranh của các em trên đó, thì các em lại càng hào hứng hơn. 
-Cô Giang Thị Nhiên
Học sinh tôi nó hào hứng và nó chỉ mong đến chiều thứ Hai để học vẽ thôi. Thế và năm vừa rồi, tổng kết cuối năm, tôi ngỡ ngàng đến mức độ chảy cả nước mắt bởi vì có một số em lại được tiền. Thí dụ như em Minh Đức học ở trường tôi 10 năm rồi, bạn ấy được hơn 7 triệu. Bạn Hoàng được hơn 3 triệu, bạn Hiếu được hơn 2 triệu. Đấy là 3 bạn được nhiều tiền nhất và bạn được ít nhất là hơn 200.000 đồng. Nhưng mà phụ huynh vui lắm vì tiền đó nhận vào ngay sát Tết, nhất là nhà bạn Đức vì gần Tết nhà chỉ còn vài trăm nghìn tiền Việt Nam, thế mà nhận hơn 7 triệu thì gia đình bạn ấy vui lắm.
Lợi ích từ dự án giáo dục và sân chơi Tòhe này, trong tư cách một nhà mô phạm sống hết mình vì trẻ tự kỷ, cô giáo Nhiên cho rằng đó là động lực khiến trẻ tự kỷ dần dần trở thanh sinh động, phấn chấn và biết chờ đợi:
“Bởi vì bản thân các em đã như là một người bị đóng kín trong một bức tường rồi, thế mà không có gì để gọi là một cái sân chơi về tình thần nữa thì cũng giống như thêm một bức tường nữa bao quanh thì các em sẽ có những hành vi không mong muốn như tự cắn bản thân, tự đập đầu vân vân...
Sân chơi Tòhe đến với trung tâm của tôi nhiều năm rồi, những năm đầu tiên thì nó chỉ mang lại sự háo hức và chờ đợi. Sau đó, bước sang năm thứ hai, Tòhe đã tặng cho các em những túi xách, những ví, những đồ dùng hay quần áo mà mang bức tranh của các em trên đó, thì các em lại càng hào hứng hơn. Từ đó các con hiểu thêm được công lao và hiệu quả, từ cái đó các con lại có thêm tình yêu lao động nữa. Đấy là cái tôi thấy được. Cái hơn nữa là Tohe thường xuyên chú ý giúp các gia đình nào quá khó khăn, tự nhiên cả gia đình cũng rất là háo hức. Đấy tôi thấy được 3 cái đó thì tôi rất là vui.”
Yêu trẻ và hiểu trẻ, đặc biệt các em bị thiệt thòi, là tôn chỉ giúp Doanh Nghiệp Xã Hội Tòhe và các bạn trẻ trong doanh nghiệp này làm việc bền bỉ trong các sân chơi cho trẻ mà họ tạo ra:
“Chúng tôi rất thích làm việc với trẻ con. Hầu hết trẻ con khắp nơi đều muốn vẽ. Các em sống trong nhưng trại mồ côi, không gia đình mà lại bị khuyết tật. Có em bị mù, câm, điếc và không giao tiếp được, nhưng mà cách các em vẽ là cách các em giao tiếp, các em thể hiện bản thân bằng màu sắc ở trên giấy. Những hoạt động như thế này chính là kênh giao tiếp của các em với bản thân, với xã hội. Có những em sống trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội từ khi còn là một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi cho đến khi già và chết đi cũng trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội mà ở khu người già. Nhìn vào cuộc đời các em như thế mình thấy không thể cầm được nước mắt.”
ngan-nguyen-2-400.jpg
Cô Phạm Thị Ngân và Chồng.
Thế nhưng trong cuộc sống đơn độc côi cút và thiệt thòi đó, chị Phạm Thị Ngân bày tỏ tiếp, thế giới con trẻ phản ảnh qua tranh vẽ và màu sắc là một thế giới vừa phức tạp mà cũng vừa tươi sáng chứ không hề ảm đạm. Cảm nhận được nét đẹp hồn nhiên qua những nét vẻ thơ ngây đó, chị Phạm Thị Ngân tâm sự, là điều làm ta vừa hạnh phúc vừa thấm thía:
“Chúng tôi được truyền cảm hứng rất nhiều từ câu nói của Picasso “Tôi chỉ cần 4 năm để có thể vẽ như nghệ sĩ bậc thầy Raphael nhưng mất cả đời để mà vẽ như một đứa trẻ. Hoàn toàn câu nói đấy làm chúng tôi thức tỉnh, chúng tôi nghĩ là chúng tôi phải làm cho người khác thấy được vẻ đẹp đó, chúng tôi phải khai thác vẻ đẹp đó để có thể hỗ trợ một phần cải thiện cuộc sống của các em. Vì thế mà chúng tôi thành lập Tòhe vào năm 2006.
Trong hoàn cảnh thiếu thốn, tềnh toàng, không có bố mẹ, nhưng tất cả tranh các em vẽ đều màu sắc rực rỡ. Mọi thứ các em không có trong thực tế thì đều có trong đầu, trong tưởng tượng, trong mơ ước, trong tâm thức các em. Cùng một màu sắc thôi nhưng khi vẽ ra thì nó là cả một câu chuyện có cảm hứng có tình cảm trong đấy. Chúng tôi tin từng chấm từng nét đều thể hiện bản thân của các em và chúng tôi đánh giá cao những chi tiết đấy.”
Đến với trẻ, quan sát và cho các em vẽ thì ta có thể học hỏ rất nhiều từ những gì các em ghi nhận qua tranh vẽ:
“Thực ra khi mình đến với các em thì mình thấy trực tiếp những gì các em đang nghĩ trong đầu, nó không mang cái nặng nề ám ảnh như trong tranh của người lớn. Giống như một em đã vẽ bức tranh một chiếc xe ô tô chở đầy những người, hỏi là gì thì em bảo đây là xe chở bố em đi vào tù và những người trên xe đấy chính là tù nhân. Có thể hoàn cảnh gia đình em đó là bố em bị đi tù, nhưng mà xe thì màu sắc rất tươi sáng, trên đường thì cũng vẫn hoa nở. Mình hiểu là em nhớ bố em, em nhớ gia đình em nhưng mà mình không thấy một màu sắc nào u ám hay bi quan ở trong bức tranh ấy cả. Điều ấy rất đáng quí vì khi mình trẻ con thì tâm hồn của mình rất thuần khiết, rất hồn nhiên, rất đẹp.”
Được biết sản phẩm của Tòhe là những sản phẩm life style, có nghĩa là những sản phẩm thời trang, phụ kiện, những đồ dùng trang trí trong gia đình hay văn phòng phẩm. Tất cả mang một phong cách mà theo chi Phan Thị Ngân thì đó là phong cách rất Tòhe:
“Một phong cách tự nhiên, ngộ nghĩnh, đáng yêu, những sản phẩm bằng vài, bằng giấy. Trước đây tôi cũng không tự tin lắm về công việc kinh doanh cho nên mục đích ban đầu là chúng tôi sẽ dùng cái lợi nhuận để tiếp tục mở rộng các lớp học cho nhiều em nữa được tham gia vào sân chơi của mình.
Sau này, ngoài việc duy trì lớp học thì chúng tôi sử dụng một phần lợi nhuận để mua sắm các vật dụng mà chúng tôi cảm thấy là ở trung tâm các em sống còn thiếu thốn để cải thiện điều kiện sống một chút cho các em.”
Bước sang 2015, Doanh Nghiệp Xã Hội Tòhe bắt đầu trích 5% tiền để chi trả cho em nào có tranh vẽ được in trên sản phẩm của Tòhe bán ra thị trường:
“Từ năm 2015 chúng tôi có chương trình trả 5% như một dạng học bổng cho các em có tranh in lên các sản phẩm bán ra thị trường. Năm 2015 thì chúng tôi đã trả cho rất nhiều em, mỗi em khoảng từ năm trăm cho đến mười một, mười hai triệu. Đấy cũng là một bước tiến rất đáng kể , cũng là một cố gắng vượt bực của đội ngũ các anh em làm Tòhe.”
Về cảm tưởng và dự tính những ngày tới sau khi nhận được tin báo tên mình trên danh sách 121 Lãnh Đạo Trè Toàn Cầu 2016 của World Economic Forum, chị Phạm Thị Ngân trả lời:
“Đây cũng là lần đầu tiên và tôi cũng rất là bỡ ngỡ. Hiện đang có một người giống như là mentor, hướng dẫn tôi cách thức làm một thành viên tích cực trong diễn đàn và trong cộng đồng. Tôi vẫn đang phải tìm hiểu và học hỏi để tham gia và đóng góp.
Hầu hết là mọi người sẽ tham gia để trở thành một cộng đồng mạnh và có một quyền hạn nào đấy mà có thể làm nhân rộng nhiều việc tốt hơn trên qui mô toàn thế giới.”
Trong quá khứ, trước chị Phạm Thị Ngân của Doanh Nghiệp Xã Hội Tòhe, đã có 4 người Việt là giáo sư Toán Học Ngô Bảo Châu, kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, ông Jimmy Phạm thuộc Doanh Nghiệp Xã Hội KOTO, bà Lê Thị Thu Thảo, giám đốc điều hành Vingroup, được vinh danh trên danh sách YGL Lãnh Đạo Trẻ Toàn Cầu của WEF Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây kết thúc. Thanh Trúc kính chào và hẹn lại quí vị thứ Năm tuần tới.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: