Thursday, November 5, 2015

Di dời Làng Nổi người Việt ở Kampuchia lên bờ, chuyện khó khăn đằng sau

Pic
Nhiều người Việt ở Kampong Chnang khi di dời bị tạm giữ vì khai lý lịch không rõ ràng
Thanh Trúc, phóng viên RFA Phần âm thanh Tải xuống âm thanh


Tỉnh Kampong Chnang nằm bên bờ con sông Tonle Sap của Kampuchia, có ngôi làng nổi của người Việt giống những làng nổi ở tình Sean Reap cách đó 70 cây số.
Kế hoạch xóa bỏ làng bè làng nổi trên sông
Đầu tháng Mười 2015 vừa qua, gần 1.500 nhà bè, nhà nổi của người Việt từ Kampong Chang được lênh di dời sang Phnom Pwan cách chỗ cũ khoảng 3 km. Địa điểm tập trung mới này thuộc ấp Chong Koh, phường Phsar Chnang, thành phố Kampong Chnang.
Trước đó, theo thông báo của chính quyền tỉnh Kampong Chang thì việc di đời bắt đầu từ ngày 10 tháng Mười và kết thúc trước ngày 25 tháng Mười. Vẫn theo thông báo này, việc di dời làng nổi nằm trong kế hoạch chỉnh trang đô thị từ 2015 đến 2019 và là bước thứ hai trong bảy bước nhằm đưa người dân lên bờ, xóa bỏ làng bè làng nổi trên các nhánh của sông Mekong mà đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng tại xứ này.
Ông Thông, người đầu tiên chống sào đến nơi mới, cho biết:
Ngày nay họp, chiều nay và sáng mai lùa như bầy trâu, công an ào ào...Ngươi dân ở đây dốt nát và rất sợ chính quyền. Lực lượng cảnh sát , công an này nọ xuống , chạy dọc dọc đuổi, bà con quá sợ nên cấp tốc đi, không cấp tốc đi thì sợ bị tội.
Ông Tort Kimsroy, điều phối viên tổ chức Bảo Vệ Quyền Lợi Người Thiểu Số tại Kampuchia, trong khí trao đổi với thông tín viên Sơn Trung của Đài Á Châu Tự Do, thừa nhận là có chuyện người dân tự ý di dời trước thời hạn nhưng không phải vì sợ hay vì bị chính quyền đe dọa:
Theo tôi thì có một số người đã lôi kéo họ đi trước để tìm nơi thuận lợi và tôi cũng nói thẳng luôn chính Hội Việt Kiều là người tuyên truyền, lôi kéo người dân.
Việc di dời cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, người Việt đến nơi ở mới thấy cuộc sống nhiều phần khó khăn hơn nơi cũ vì xa chợ, không điện nước, không có trường học. Hai người sinh sống lâu đời trên nhà bè tỉnh Kampong Chnang, chia sẻ:
Bà Gấm: Chỗ mới vất vả hơn chỗ cũ, từ lên tới giờ mần có được gì đâu, rồi nó xa xôi, nghèo khổ. Giả tỉ làm được hai ký lô cá, đâu có đủ đem bán nên để ăn luôn. Hồi trước gần, dễ hơn, người ta được gần một ký, hai ký, bán cũng được tiền. Còn bây giờ ở xa vậy chạy đi chạy về hết ba bốn lít dầu mà mần được hai ba ký lô cá làm sao đủ sống.
Ông Ái: Họ nói sẽ kiếm chỗ cho mình đàng hoàng, điện có, nước có. Tui sống nghề cá thì có phé, bến tàu, bến xuồng có, rồi tự dưng người ta thay đổi chương trình, người ta đuổi cấp tốc luôn.
Ngày nay họp, chiều nay và sáng mai lùa như bầy trâu, công an ào ào...Ngươi dân ở đây dốt nát và rất sợ chính quyền. Lực lượng cảnh sát , công an này nọ xuống , chạy dọc dọc đuổi, bà con quá sợ nên cấp tốc đi, không cấp tốc đi thì sợ bị tội
Ông Thông
Vẫn theo sự tìm hiểu của thông tín viên Sơn Trung ở Kampuchia thì phó tỉnh trưởng Kampong Chnang là ông Sun Sovannarith giải thích rằng khi ở nơi cũ thì bà con sống co cụm, mất vệ sinh, không có trật tự:
Khi đời sang nơi ở mơi chúng tôi đã sắp xếp trật tự , vệ sinh, thuận tiện trong việc quản lý hành chính . Về việc thiếu điện, chúng tôi sẽ bàn bạc với cơ quan chuyên môn để nối điện đến đó. Song song với đó chúng tôi cũng sẽ san lấp làm đường lớn và mang bến tàu gần họ, tiếp nữa sẽ làm chợ ngay cạnh.
Việc di dời bà con người Việt trên làng nổi từ nơi này sang nơi khác ở Kompong Chnang như vậy là tạm ổm. Theo kế hoạch của chính phủ Kampuchia, trong tương lai những làng nổi mà người Việt sống bám vào sông nước như Kompong Chnang dưới này hoặc Biển Hồ trên kia đều phải được lên dời hết lên bờ.
Sống ở Kapuchia bao đời và am hiều tình hình người Việt, từng làm thư ký trong Chi Hội Việt Kiều Biển Hồ, ông Dương Văn Hai, cho biết:
Mấy cái hội NGO, là Ongka, bàn với Hội Đồng Chính Phủ là nó ô nhiễm môi trường nên người ta tìm một nơi trên bờ cho nó sạch sẽ và đừng cho ô nhiễm môi trường thôi.
Khó khăn, khúc mắc
Để thực hiện điều này thì chính phủ Kampuchia phải tìm cách giải quyết tình trạng trôi nổi không chính thức của người Việt trên những làng bè làng nổi. Ngoài những bước di dời, người Việt còn phải đi khai báo làm thủ tục giấy tờ, phải đóng tiền 2 năm một lần và sau 7 năm sẽ được nhập tịch Kampuchia.
Một đôi vợ chồng cùng con nhỏ cũng bị bắt vì khai là sinh ở bên Campuchia
Một đôi vợ chồng cùng con nhỏ cũng bị bắt vì khai là sinh ở bên Campuchia
Được biết số tiền 250.000 riel đóng lần đầu sẽ do nhà nước Việt Nam hỗ trợ. Sau bảy năm mà có được giấy tờ hợp lệ thì người Việt có thể mua nhà, mua xe, cho con vào đại học bản xứ hoặc được đi làm việc trong những hãng xưởng lớn. Vẫn lời ông Dương Văn Hai:
Việt kiều không có giấy tờ, con cái đúng ra cũng không có giấy thì không được vào công ty làm để công mà kiếm tiền, cứ chui làm con cá tội quá. Như vậy là bây giờ người ta làm cho mình, đầu tiên đóng 250.000(riel). Vừa rồi ở tỉnh hội Seam Reap tui là nhà nước Việt Nam có chuyển tiền vô Tỉnh Hội, kêu bà con đi nhận lãnh một người 250.000 là thiệt tình.
Tức là 250.000 người ta cho mình một cái visa, thừa nhận mình sống ở đất nước Kampuchia là sự thật. Đúng đủ 7 năm là coi như cho nhập quốc tịch. Chuyện này là có Hiến Pháp ở Quốc Hội đưa ra như thế. Nhưng mà được một số thôi, còn một số mới làm mấy hôm nay, còn mấy trăm gia đình nữa không biết Việt Nam có hỗ trợ được hay không.
Mặt khác, chuyện đang khiến bà con  khá hoang mang là vì chính quyền địa phương, khi kêu gọi Việt kiều đi làm giấy tờ, đã buộc họ phải khai là sinh đẻ ở Việt Nam, nếu không khai như thế sẽ bị đuổi ra không cho làm.
Đến tuần trước, có tin báo khoảng 10 người Việt ở Kampong Chnang bị bắt giữ vì khai là sinh ra ở Kampuchia chứ không phải sinh ra bên Việt Nam. Về điều này, ông Dương Văn Hai dẫn ra một số lý do:
Mình nói mình sanh ở Kampuchia mà có bằng chứng gì không? Không có bằng chứng mà nói đẻ ở Kampuchia thì lấy đâu ra mà nói? Thì người ta buộc mình nói mình đẻ ở Việt Nam nhưng mà người ta cấp giấy cho.
Còn một số người bị bắt bớ là vì nói tiếng Kampuchia không rành, nó ảnh hưởng từ tiếng nói để giao dịch giữa đôi bên không hiểu được. Nói đẻ ở Kampuchia mà tại sao không biết nói tiếng Kampuchia.
Tôi cũng có nói rõ bị vì dân ở đây chín mười năm nay là không làm giấy tờ tiếp tục nữa, có chồng có vợ mấy đứa con cũng không được cấp cái hộ khẩu, bởi vậy khai tầm bậy tầm bạ người ta mới bắt. Ngày 24 tháng Mười, tôi lên tôi có ý kiến và tôi khai con ông A con ông B. Ổng xét thực tế ông mới thả ra cho đi về
ông Huỳnh Như Hải
Rồi cái năm sanh, người thì ba bốn mươi tuổi mà nói tui sanh năm 1914 là sao, ai nhận cô đây. Việt kiều sinh sống ở Kampuchia nhiều đời nhiều kiếp mà không hiểu được ngôn ngữ Kampuchia để trả lời với người ta. Từ cái chỗ đó nó hiểu lầm với nhau rồi tạm giữ chứ không phải là bắt, như vậy là bà con mới ồn ào lên.
Thực tế có đến 19 người bị tạm giữ chứ không phải 10 người như lời bà con kể lúc đầu. Để hỏi cho ra chuyện, đường dây viễn liên được nối về Tỉnh Hội Việt Kiều Seam Reap, ông Huỳnh Như Hải, ủy viên thư ký Tỉnh Hội, cho hay ông là người đích thân đi bảo lãnh cho 19 người ở Kompong Chnang bị tạm giữ đó:
Tôi cũng có nói rõ bị vì dân ở đây chín mười năm nay là không làm giấy tờ tiếp tục nữa, có chồng có vợ mấy đứa con cũng không được cấp cái hộ khẩu, bởi vậy khai tầm bậy tầm bạ người ta mới bắt. Ngày 24 tháng Mười, tôi lên tôi có ý kiến và tôi khai con ông A con ông B. Ổng xét thực tế ông mới thả ra cho đi về. Về dưới xóm mình người ta làm giấy tờ cho đàng hoàng luôn. Chính tôi bảo lãnh 19 người đó ra, thật sự là như vậy.
Theo ông Dương Văn Hai, kế hoạch di dời các làng nổi bè nổi ,với bảy bước thực hiện để từ từ đưa dân lên bờ , đang gặp phải một số trở ngại nhất định khi đi vào thực tế . Chương trình đang được hoãn lại hầu có thể điều nghiên kỹ càng hơn:
Cái chương trình đó thấy có nhiều khó khăn thắc mắc của đồng bào mình người ta đang dừng lại đó. Hội người nước ngoài người ta nói rằng ô nhiễm môi trường thì cũng khổ cho chính quyền, mà hễ đưa dân lên thì dân không tìm được công ăn việc làm trên bờ. Chớ mà chương trình này người ta còn dừng lại chứ chưa có khẳng định.
So với Lào, Thái Lan cùng một số nước lân cận, người Việt sinh sống ở Kampuchia tương đối đông hơn cả. Có ba thành phần người Việt ở Xứ Chùa Tháp, thứ nhất, những người sang đây lập nghiệp từ lâu và đã nhập quốc tịch bản xứ, được gọi là người Kampuchia gốc Việt.
Thứ hai, người Việt định cư lâu năm nhưng không có giấy tở hợp lệ, đa số nghèo khổ, nghề chính của họ là đánh bắt cá trên sông hay trên Biển Hồ. Con cái họ đi bán hàng rong ở bến đò hoặc đi làm thuê làm mướn. Đây là những đối tượng đang và sẽ bị di dời lên bờ theo chương trình chỉnh trang đô thị và khắc phục ô nhiễm môi trường mà chính phủ Kampuchia đang từng bước cho tiến hành từ giờ đến năm 2019.
Thành phần thứ ba, người Việt trong nước sang đây sau này, hầu hết sử dùng visa du lịch để làm việc bất hợp pháp. Trong thời gian 6 tháng trở lại đây, nhà chức trách Kampuchia đã bắt giữ và trục xuất gần hai ngàn người Việt sang lao động không đăng ký trên đất nước này.
Ông Sun Sovanrith, tổ chức Bảo Vệ Dân Tộc Thiểu Số Tại Kampuchia, gọi tắt là MIRO, cho biết đa số người bị bắt và bị trục xuất đều thuộc nhóm thứ ba tức nhóm lao động bất hợp pháp.
Vẫn theo lời ông, những người Việt sinh sống lâu năm và đã có cơ sở kinh doanh làm ăn vững vàng thì không hề bị cơ quan di trú sở tại để ý và gây khó dễ.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi, Việt kiều ở Xứ Chùa Tháp, tạm ngưng ở đây. Xin hẹn quí vị tối thứ Năm tuần tới.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: