Sunday, October 18, 2015

Từ bỏ con đường làm mục sư để cưới cô gái mù

Pic
Vợ chồng Phong - Phương chụp ảnh cưới
trong chương trình đám cưới tập thể dành
cho 40 đôi khuyết tật - Ảnh: BTC.
Vì yêu Phương, Phong phải từ bỏ con đường trở thành mục sư. Công việc biểu diễn đang kiếm ra tiền của anh cũng gặp rắc rối.

Nằm sâu trong một con hẻm nhỏ ở phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP HCM, có một phòng trọ 20 mét vuông, nhỏ nhưng gọn gàng và sạch sẽ. Căn phòng chỉ bật đèn khi cậu con trai 7 tuổi ở nhà hoặc có khách đến chơi. Nơi đây nhiều năm đã là tổ ấm của đôi vợ chồng khiếm thị Trương Hoàng Phong và Trương Thị Trúc Phương.

Người vợ 26 tuổi mù từ nhỏ. Bị gia đình bỏ rơi vì bệnh tật, cô trở thành con nuôi của một thầy lang vườn Bình Định từ năm lên 4. Chán cuộc sống chỉ quanh quẩn làm việc nhà và luôn bị đánh mắng, 16 tuổi, cô xin lên TP HCM, học trong một trường dành cho người khiếm thị ở quận 10.

Số phận người chồng 30 tuổi cũng lận đận không kém. Được một ông cụ nhặt về nuôi từ nhỏ, lên 5 thì ông mất, Phong lang thang trên các đường phố Sài Gòn kiếm sống. Tình cờ nhặt được ví của một ông thầy dòng, đem trả lại, Phong quen được các thầy dòng và được họ gửi đến các trường học hết lớp 12. Mắt có vấn đề từ bé, càng ngày càng kém, hiện nay, anh chỉ nhìn được các vật lờ mờ, có thể tự đi bộ trên đường nhưng không đọc được chữ.

Biết đàn hát, từng dạy nhạc và toán tại một số trường dành cho người khuyết tật, Phong được nhiều người khiếm thị biết đến. Trong đó có cô gái trẻ Trúc Phương. Qua lời kể của người bạn cùng phòng, vốn là bạn của Phong, Phương đã thầm ngưỡng mộ.

Như một sự sắp đặt của số phận, một ngày giáp Tết Bính Tuất, người đàn ông đã ly hôn này bấm điện thoại rủ bạn đi cà phê. Đầu dây bên kia, không phải là cô bạn quen thuộc mà là một chất giọng Bình Định lạ lẫm. Từ đùa thành thật, Phong không ngờ Phương nhận lời đi uống cà phê với mình, còn Phương cũng không thể tin nổi Phong đến đưa mình đi chơi thật. Lần đầu gặp nhau, nàng đứng trong sân trường, chàng đứng ngoài đường, bị ngăn cách bởi một hàng rào. 

Đến bây giờ Phương vẫn nhớ cái nắm đầu tiên của Phong dành cho mình. Một người đàn ông từng trải mà cái nắm tay vô cùng rụt rè, e thẹn. Dù không nhìn thấy gì, dù lần đầu gặp mặt, Phương vẫn rất yên tâm. Phong đến bên phải cô, nắm tay và dắt cô ra một hiên nhà gần đó. Anh giới thiệu cô là "bạn gái" với bạn bè mình để từ chối những cuộc gọi rủ đi chơi. Được ở bên nhau, nỗi cô đơn trong ngày Tết của hai con người không gia đình đã tan biến.

Tình yêu nảy nở dần, gắn liền với chiếc điện thoại của người bạn cùng phòng. Hiếm có cơ hội gặp nhau, họ chỉ gọi điện cho thỏa nhung nhớ. Nhiều lần Phong vừa nạp thẻ, kết thúc cuộc gọi cũng là lúc máy báo hết tiền. Vợ cũ của Phong không thể tin nổi người thế chân mình trong trái tim anh chỉ là một cô gái mù, quê mùa, không tiền bạc, không nhà cửa, nên ra sức quậy phá. Phương bỏ trường, đến Củ Chi tá túc trong một ngôi chùa, làm người chăm sóc cho các em bé bại não, để chấm dứt câu chuyện tình vừa nhen nhóm.

Một lần gọi điện cho người bạn cùng phòng xưa, Phương biết được nửa năm qua, Phong hàng ngày đạp xe đi khắp nơi tìm mình. Theo lời người bạn, chưa bao giờ anh lại uống rượu và say xỉn như thế. Anh tiều tụy, hốc hác đến mức mọi người đều xót xa. Thất tình, anh quyết định đi học để trở thành mục sư. Người bạn khuyên Phương quay lại. Sau cuộc điện thoại của Phương, Phong lập tức đến Củ Chi tìm cô. Phương không về, anh hẹn 2 tuần nữa quay lại.

Lần thứ hai trở lại đón Phương, anh ở lại qua đêm. Chứng kiến việc Phong giữ gìn cho mình, trân trọng mình, Phương vô cùng cảm động. Cô nhận ra, đây chính là người đàn ông của đời mình, cô không thể để mất anh một lần nữa.

Quyết định lấy Phương, Phong bị các thầy ở nhà thờ phản đối. Đứng trước nhà thờ, Phong tuyên bố, không thể bắt một người chồng cố sống với một người vợ đã phản bội mình và hai người không còn tình yêu. Anh chấp nhận Phương vì cô hiền lành, hiểu anh, nghe lời anh. Con đường trở thành mục sư chấm dứt, con đường ca hát cũng tạm dừng vì người vợ cũ tiếp tục quậy phá, các quán nhạc không dám mời Phong.

Phong đi bán vé số, chơi nhạc ở các đám hiếu để nuôi Phương. Cô gái muốn từ bỏ vì thấy mình là vật cản nhưng Phong không chịu. Chưa bao giờ hối hận vì quyết định gắn bó với Phương, anh còn cho rằng mình may mắn vì vẫn có thể tự nuôi được bản thân và gia đình. Anh lo cho Phương từng ly từng tí. Những ngày đầu chung sống, Phương đi đâu cũng cần có Phong. Đi từ phòng trọ ra nhà vệ sinh, cô cũng cần anh dắt. Không chỉ hướng dẫn đường đi lối lại trong nhà, Phong dạy Phương tập nấu ăn và làm việc nhà ở phòng trọ mới.

Hơn một năm sau khi về sống với nhau, họ sinh được một cậu con trai. Người cũ lấy chồng, không ngăn cản nữa, Phong có nhiều lời mời đi biểu diễn trở lại, các phòng trà, đám cưới, đám tang… Cuộc sống gia đình, chồng đi làm, vợ ở nhà chăm con, nội trợ cũng trải qua đủ cung bậc cảm xúc. Vài lần sóng gió xảy ra khi Phong vốn đào hoa, nhưng rồi lại êm thấm. Nhiều mâu thuẫn vụn vặt, hai vợ chồng nhanh chóng giải quyết bằng những nụ cười xòa hay những trò chọc ghẹo nhau.

Coi chồng như thần tượng, Phương cảm thấy gặp Phong, cô giống như Lọ Lem được gặp hoàng tử. Cô cảm phục chồng vì anh chịu khó, không sĩ diện, sẵn sàng làm mọi việc vì vợ con. Cô tự hứa sẽ theo anh suốt đời, chỉ cần anh vẫn còn tình yêu với mình, vẫn chăm sóc mẹ con mình, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa.

Còn Phong cho rằng chính vì biết chiều nhau vừa đủ mà cả hai người đã đi với nhau được một chặng đường như thế. Người vợ luôn chu toàn nhà cửa để chồng về nhà không phải làm bất kỳ việc gì, chỉ nghỉ ngơi đúng nghĩa. Người chồng biết vợ vất vả, ngay khi vợ xin được việc làm massge, anh dành dụm tiền mua máy giặt cho vợ dùng. Thỉnh thoảng cuối tuần, anh dẫn vợ con đi ăn ở ngoài, ra công viên chơi cho cuộc sống thêm màu sắc.
nguoi-dan-ong-tu-bo-con-duong-lam-muc-su-de-cuoi-co-gai-mu
Gia đình nhỏ bé của Phong và Phương - Ảnh: K.A

Thấu hiểu khát khao được một lần mặc áo cưới của vợ, Phong đã nộp hồ sơ tham gia lễ cưới tập thể dành cho 40 cặp đôi khuyết tật diễn ra tại TPHCM ngày 20/10 tới. Vợ chồng Phong nhận được 8 thiệp mời dành cho người thân. "Không còn ai thân thích, có lẽ chúng em sẽ mời một vài người nghèo nào đó, những người thực sự cần một bữa ăn để chung vui với mình", Phong cho biết.

VnExpress

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: