Friday, October 23, 2015

Hội hoa Quốc tế lần thứ 29 tại Bangkok, Thái Lan

Pic
Ảnh minh họa chụp tại Bangkok, Thái Lan.
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Hội hoa Quốc tế lần thứ 29 diễn ra từ ngày 16 đến 19 tháng 10 vừa qua tại Bangkok, Thái Lan. Đại diện chừng 20 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam với 4 thành viên. Họ là những nhà thiết kế hoa trẻ. Gia Minh có cuộc nói chuyện với các bạn Lê Thanh Việt, Phan Huy Minh, Tô Ngọc Kha về việc tham dự hội hoa cũng như một số thông tin liên quan ngành trồng hoa và thú chưng hoa tại Việt Nam.

Việt Nam chưa có “style” rõ ràng

Gia Minh: Hẳn nhiên đây không phải là lần đầu tiên các bạn đi tham gia những hoạt động như thế này, các bạn có thể cho biết qua những lần tham dự học được gì và lần này mang đến gì cho hội hoa?
Lê Thanh Việt: Em và Kha thì đi rất nhiều lần đến những nước như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hong Kong…
Gia Minh: Tại những nơi đó các bạn thấy có điều gì đặc biệt?
Công nghệ, ngành nghề cắm hoa ở Việt Nam cũng mới phát triển thôi nên chưa có đặc trưng riêng của Việt Nam. Ở những nơi như Nhật Bản, Châu Âu thì có ‘gout’ và ‘style’ rõ ràng, còn ở Việt Nam mình thì chưa có. 
-Tô Ngọc Kha
Tô Ngọc Kha: Công nghệ, ngành nghề cắm hoa ở Việt Nam cũng mới phát triển thôi nên chưa có đặc trưng riêng của Việt Nam. Ở những nơi như Nhật Bản, Châu Âu thì có ‘gout’ và ‘style’ rõ ràng, còn ở Việt Nam mình thì chưa có. Do đó chúng tôi đến với những ‘show’ hoa đó để học hỏi kỹ thuật cắm hoa của các nước, bên cạnh đó mình cũng phối hợp với những vật liệu, chất liệu có ở Việt Nam để cho bình bông của mình để mang đậm chất Việt Nam trong đó. Sau đó từ từ tìm cho Việt Nam một ‘style’ riêng. Bên cạnh đó cái chính vẫn là đi học hỏi về kỹ thuật cắm hoa cũng như trào lưu hoa trên thế giới, đem về Việt Nam giới thiệu cho các bạn bè để cùng nhau phát triển.
Gia Minh: Trong nghệ thuật cắm hoa thì hoa là chính, vậy theo các bạn tại Việt Nam có đủ những loại hoa để thi thố tạo nên được một phong cách (style), bản chất của Việt Nam?
Tô Ngọc Kha: Việt Nam là một nước nhiệt đới nên cũng nhiều loại cây cỏ và hoa cũng đặc biệt như hoa sen, rồi những vật liệu từ dừa, tre, gáo dừa, trúc… Những thứ đó có rất nhiều và mình sử dụng những thứ khô đó kết hợp với hoa thì có thể có chút gì đó Việt Nam trong tác phẩm của mình.
Gia Minh: Như Việt và Minh là những người trực tiếp cắm hoa, các em thấy Trung Quốc, Thái Lan… họ cũng có sen, có tre… như Việt Nam; vậy có thể làm cho khác nhau bằng cách nào?
Lê Thanh Việt: Em nghĩ những nước Châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc… giống nhau lắm nên em thấy muốn nổi trội hơn thì em thấy mình phải có cách gì kết hợp giữa Á Đông với nước mình thì mới có thể có đặc thù riêng tư để phân biệt được. Còn tất cả mọi thứ em thấy cũng tương tự nhau.

000_APH2000122232149-400.jpg
Ảnh minh họa chụp tại Bangkok, Thái Lan. AFP PHOTO.
Gia Minh: Còn về công nghệ trồng hoa (ví dụ khi ra phi trường Thái Lan mình thấy họ bán lan rất nhiều), công nghệ lai giống, nhân giống để cung cấp, khỏi phải nhập các giống hoa ở nước ngoài về, thì đáp ứng được đến đâu rồi?
Tô Ngọc Kha: Lĩnh vực trồng hoa ở Việt Nam, như em được biết, thì mình có điều kiện, những vùng đất như Đà Lạt hay Hà Nội- khu lạnh; rồi lan trồng ở Tây Ninh hay Củ Chi đều được; nhưng vấn đề ở Việt Nam là không phát triển đồng nhất, không có qui hoạch, mạnh ai nấy trồng. Ví dụ nông dân thấy hoa cúc bán được, người ta đổ xô trồng hoa cúc. Thế rồi nhiều quá, dội chợ khiến cho ngành hoa lộn xộn; chứ không phải như nước người ta có qui hoạch đâu ra đó giúp các loại hoa cùng phát triển lên. Còn ở Việt Nam, có những loại hoa trồng được nhưng không bán được trên thị trường., người ta dẹp loại đó đi, chỉ trồng loại bán được.
Gia Minh: Trong cuộc sống có những thứ cao cấp, có những thứ đại trà, các bạn có thấy người bình dân tại Việt Nam cũng dùng hoa và yêu hoa không?
Phan Huy Minh: Em thấy cuộc sống của người dân Việt Nam bây giờ đã nâng cao nên việc sử dụng hoa trong đời sống hằng ngày cũng nhiều. Bây giờ đa số vào những dịp lễ hội, sinh nhật hay chúc mừng người ta đều sử dụng hoa tươi như là món quà. Văn hóa tặng hoa tại Việt Nam hiện nay tăng cao nên cần phải có người biết du phận để giúp mang lại phong cách phát triển hơn nữa so với hiện nay.
Tô Ngọc Kha: Quay lại câu hỏi của anh là trình độ thưởng thức hoa của người Việt Nam như thế nào, thì em thấy xưa người ta kiếm ăn chưa đủ thì thời gian đâu nghĩ đến hoa, tuy nhiên bây giờ cuộc sống tương đối đầy đủ, người ta quan tâm đến các yếu tố tinh thần, nghệ thuật; trong đó không chỉ về hoa, mà còn về ca nhạc, tranh ảnh…người ta đều có tầm nhìn thẩm mỹ cao hơn ngày xưa. Bây giờ nhà cửa xây lên mới cũng nhiều nên người ta có nhu cầu trang trí hoa trong nhà. Bây giờ ngành hoa của Việt Nam đang rục rịch đi lên theo trào lưu của mấy nước Đông Nam Á nói chung. Bây giờ thì nhà vườn cũng trồng hoa đẹp hơn, Việt Nam cũng nhập nhiều hoa nước ngoài vào cho đa dạng theo nhu cầu của khách hàng.
Theo em nghĩ, từ nay trở đi sẽ phát triển tốt
Gia Minh: Vậy là các em chọn đi con đường này đúng? Có điều gì thúc đẩy các bạn đi vào nghệ thuật này?
Phan Huy Minh: Hy vọng đúng.
Tô Ngọc Kha: Có thể như người ta nói ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’: đầu tiên mình cũng thích, sau đó tham gia làm rồi thì thấy nó cũng làm mình đáp ứng được sở thích, kiếm được tiền lo cho cuộc sống, không phải lo lắng gì, rồi lo cho gia đình. Tự nhiên nó đẩy mình đi theo cho đến bây giờ.
Gia Minh: Chúc các bạn tham gia thành công Hội Hoa lần này.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: