Monday, September 7, 2015

Hợp pháp hóa mãi dâm, vấn đề gây tranh cãi

Thanh Phương (rfi) - Có nên hợp pháp hóa nghề mại dâm hay không? Đó là vấn đề gây tranh cãi tại nhiều nước, nhưng tại mỗi nước thì vấn đề này được đặt ra khác nhau. Riêng tại Việt Nam, tranh cãi chung quanh chuyện hợp hóa mại dâm lại nổi lên gần đây sau khi một quan chức ở Sài Gòn đề nghị lập những “khu dịch vụ nhạy cảm” ở thành phố này.

Người ta vẫn thường nói mãi dâm là nghề “ xưa như Trái đất”, bởi vì con người ở thời đại nào thì cũng có nhu cầu về sinh lý và có cầu thì phải có cung, cho dù có cấm đoán như thế nào thì nghề này cũng vẫn tồn tại mãi mãi, dưới hình thức này hay hình thức khác.

Nhưng vấn đề là khác với nhiều nước trên thế giới, mại dâm ở Việt Nam hiện nay lan tràn khắp nơi, chứ không tập trung vào những khu riêng biệt. Nói một cách hơi cường điệu thì ở Việt Nam bây giờ hầu như đi bất cứ ở đâu, vào bất cứ lúc nào, sáng, trưa, chiều, tối đều cũng có thể đụng gái mãi dâm, thậm chí đụng trai mại dâm ( vì bây giờ ngày càng có nhiều phụ nữ cũng muốn giải quyết nhu cầu sinh lý ). Có khi đang đi xe máy trên đường cũng được “tiếp thị” mại dâm! Chưa kể bây giờ trong thời đại công nghệ thông tin, mại dâm qua mạng xã hội, Internet hay điện thoại di động cũng ngày càng phổ biến ở Việt Nam.

Trong khi đó, ở Thái Lan, quốc gia nổi tiếng về du lịch tình dục, chẳng hạn như tại Bangkok, mại dâm cũng có những khu vực riêng biệt, nếu muốn tìm nơi giải quyết nhu cầu sinh lý thì phải đến những nơi đó, chứ còn hầu như không bao giờ có chuyện mại dâm trá hình trong các tiệm massage, tiệm hớt tóc.

Ở Việt Nam, mại dâm thường là núp bóng các cơ sở kinh doanh như dịch vụ massage, xông hơi, vũ trường, nhà hàng, karaoke, hớt tóc. Riêng ở Sài Gòn, số liệu thống kê cho thấy, hiện có hơn 36 ngàn cơ sở kinh doanh thuộc loại “nhạy cảm” như vậy.

Trước tình hình đó, gần đây, ông Lê Văn Quý, Phó chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội của thành phố Sài Gòn, đã đề nghị là nên gom lại các cơ sở kinh doanh “nhạy cảm” nói trên vào một khu vực nhằm “tăng cường công tác quản lý của Nhà nước” đối với những người làm những nghề “nhạy cảm” này. Lập luận của ông Lê Văn Quý là quận, huyện, thậm chí xã, phường nào cũng có mãi dâm, dẹp chỗ này thì chỗ khác mọc lên, nên “phải thay đổi cách thức quản lý”.

Tuy ông Lê Văn Quý khẳng định rằng Việt Nam vẫn không xem mại dâm là một nghề và hoạt động mại dâm là vi phạm pháp luật, nhưng đề nghị của vị Phó chi cục trưởng này khiến người ta liên tưởng những “khu đèn đỏ” giống như ở Thái Lan hay ở Amsterdam, Hà Lan, một cách gián tiếp hợp pháp hóa nghề mãi dâm, hay ít ra là tạo điều kiện cho nghề này hoạt động tự do. Cho nên đề xuất đó đang gây rất nhiều tranh cãi hiện nay ở Việt Nam.
HINHCó những người đồng tình với đề xuất của quan chức Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội của Sài Gòn. Chẳng hạn như bác sĩ Khuất Hải Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến và Phát triển cộng đồng (SCDI), cho rằng lãnh đạo Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội “ đã có cái nhìn và đề xuất thực tế về vấn đề mại dâm”, trong bối cảnh mà tình hình mại dâm ở thành phố vẫn “diễn biến phức tạp, khó kiểm soát”. Đối với vị bác sĩ này, tập trung vào một khu vực thì những người lao động trong những dịch vụ “ nhạy cảm” sẽ được pháp luật bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, giảm thiểu tác hại của mại dâm.

Nhưng cũng có một số chuyên gia khác thì lại chống việc hợp pháp hóa mãi dâm hay lập những khu “nhạy cảm”, vì cho rằng làm như thế chẳng khác gì khuyến khích mãi dâm và cũng không giúp bảo vệ tốt hơn những người bị khai thác tình dục.

Riêng bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên ( SCAGA ) thì tỏ vẻ thận trọng về đề xuất của quan chức Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội ở Sài Gòn, vì lo rằng Việt Nam chưa đủ khả năng để quản lý những khu “nhạy cảm” như vậy. Đối với bà Vân Anh, muốn chống hay ít ra hạn chế nạn mại dâm, thì phải giải quyết gốc rễ của vấn đề, đó là nạn nghèo đói, tức là phải tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đồng thời ngăn chận nạn buôn người bằng cách xử phạt nặng hơn và tuyên truyền tốt hơn đến những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của đường dây buôn người. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn với bà Nguyễn Vân Anh qua điện thoại từ Hà Nội, được thực hiện ngày 04/09/2015.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: