Friday, September 4, 2015

Hơn 200 giáo viên kêu cứu vì mất việc, mất tiền

HINH
Nhiều giáo viên phản ánh sự việc với truyền thông. (Hình: Báo Lao Động)

HÀ TĨNH (NV) - Ngay đầu năm học mới, 214 giáo viên ở huyện Kỳ Anh nhận được thông báo “chấm dứt hợp đồng,” khiến nhiều người mất việc, mất cả tiền “chạy việc,” cuộc sống của họ như bị đảo lộn.

Cuối Tháng Tư, 2015, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Kỳ Anh ra thông báo cho hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở cả huyện lập danh sách gởi ủy ban huyện “chấm dứt hợp đồng với giáo viên, nhân viên đã được huyện ký quyết định vào làm việc, nhưng không qua xét tuyển.” Sự việc khiến cuộc sống của hơn 200 người bị xáo trộn vì mất việc, buộc họ kêu cứu đến Bộ Nội Vụ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và các cơ quan truyền thông.

Ngày 3 Tháng Chín, trao đổi với báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Tường Vân, phó trưởng Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Kỳ Anh xác nhận, toàn huyện có 214 giáo viên bị cắt hợp đồng cho nghỉ việc, thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Nội Vụ.

Cô Nguyễn Thị Dung, giáo viên (GV) trường tiểu học Kỳ Phú vừa bị cắt hợp đồng cho biết, sau nhiều cố gắng phấn đấu để được ký hợp đồng dạy học tại trường hơn 4 năm qua. Thế nhưng, giờ nhận được thông báo “chấm dứt hợp đồng” rất buồn phiền, hụt hẫng. Chồng chị là một lao động tự do, thu nhập bấp bênh, lại đang nuôi con nhỏ, “Em thật sự lo lắng cho tương lai mờ mịt phía trước,” chị Dung buồn bã nói.

Cũng theo chị Dung, em gái của chị là GV dạy nhạc ở trường tiểu học Kỳ Đồng cũng bị chấm dứt hợp đồng trong số hơn 200 giáo viên bị “cắt” đợt này. Sự việc khiến mọi thành viên trong gia đình rất buồn, lo lắng.

Nhiều người trong số 214 giáo viên chia sẻ thêm, mặc dù gia cảnh khó khăn, song để được một suất vào dạy hợp đồng tại các trường ở huyện Kỳ Anh, rất nhiều người đã phải bỏ ra một khoản tiền để “chạy việc,” ít thì từ 40-50 triệu đồng, nhiều phải 80-100 triệu đồng.

Bây giờ, tiền thì bị mất, hợp đồng thì bị cắt.

“Trong cuộc họp chiều ngày 25 Tháng Tám, nhiều GV đã đề xuất nguyện vọng với ủy ban huyện và các cơ quan liên quan để được tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống nhưng phía lãnh đạo vẫn không có bất cứ câu trả lời nào thiết thực về phương hướng giải quyết công ăn việc làm cho chúng tôi. Việc chấm dứt hợp đồng khiến hơn 200 GV đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn, khủng hoảng tâm lý,” đơn kêu cứu của GV ở Kỳ Anh viết.

Trước đó, đầu Tháng Năm, 2015, báo Lao Động cũng đã có phản ánh tình trạng hơn 200 GV sắp bị mất việc này. Thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Bổng còn đương chức chủ tịch huyện Kỳ Anh đã thừa nhận, việc huyện tự ý ký hợp đồng với các GV này mà không qua xét tuyển là sai.

Trả lời truyền thông câu hỏi, liệu có tiêu cực khi ký hợp đồng con số “khủng” như thế rồi lại cắt đột ngột? Ông Bổng cho rằng, “không có tiêu cực.” Tuy nhiên, không loại trừ ở dưới “anh em có thể này, nọ.” Ông Bổng thừa nhận như vậy, nhưng ông Bổng cũng vừa thôi chức chủ tịch huyện. Và thế là 200 GV do ông Bổng ký hợp đồng cũng mất việc theo. (Tr.N)

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: