Sunday, July 5, 2015

Các nữ tuyển thủ Nhật sẽ không qua khỏi đội tuyển Mỹ

rhf
Đội tuyển nữ Hoa Kỳ trước trận đấu bán kết Women’s World Cup 2015 với Đức diễn ra trên sân Olympic Stadium, Montreal, Canada ngày 30 tháng 6, 2015. (Hình: Getty Images)
Thao Trường
“Chi cần 7 bước để đi đến thành công,” cầu thủ tiền đạo nổi tiếng Abby Wambach của đội tuyển Hoa Kỳ nói khi trả lời phỏng vấn của tờ báo mạng thể thao goal.com. 

“Chị em chúng tôi đã cùng nhau đi được 6 bước, chẳng có lý do gì để phải dừng lại ở đây.” Nhất định không trả lời trực tiếp câu hỏi liệu có thể thắng được đội tuyển đương kim Nhật Bản trong trận chung kết diễn ra trên sân Vancouver tối nay hay không, cô cầu thủ nổi tiếng nhất nhì của làng bóng tròn thế giới vừa cười vừa bảo, “Chúng tôi tin rằng mình có đủ khả năng để lấy cúp vô địch năm nay, bất kể đó là đội tuyển Nhật hay bất kỳ một đội tuyển nào khác.”

Câu trả lời khéo léo đầy tự tin của nữ hoàng phá lưới Wambach dẫn mọi người trở về quá khứ. Cũng khoảng thời gian này 4 năm trước đây, Hoa Kỳ đã gặp Nhật Bản ở chung kết World Cup 2011 và dàn nữ tướng Mỹ ngậm ngùi nhìn thấy chiếc cúp vô địch lọt khỏi tay họ, rơi vào tay những cô gái đến từ Xứ Hoa Anh Đào. Đến giờ, trận banh đó vẫn còn được nhiều người nhắc tới, vì đội tuyển Hoa Kỳ làm chủ sân có từ phút đầu tiên, nhưng để cho Nhật Bản gỡ huề ở phút cuối cùng và chấp nhận thất bại ở vòng đá phạt đền luân lưu. Không những thế, chuyện đội banh lẫy lừng nhất của làng bóng tròn nữ thế giới thất bại ở chung kết là điều “mỗi lần nghĩ đến là mỗi lần tụi này sót cả ruột,” cô cầu thủ Alex Morgan kể lại ngay sau khi thắng Đức 2-0 để lấy vé vào chung kết. Cô Morgan nói thêm hồi 1999, Hoa Kỳ đoạt cúp vô địch World Cup ngay ở sân nhà, trong 16 năm qua lần nào tệ lắm cũng đi tới bán kết mà không thành công, “lần này, chúng tôi nhất quyết không để chuyện cũ tái diễn.”
Hậu vệ Kelley O’Hara (trái) của Mỹ ghi bàn thắng trong trận bán kết Women’s World Cup 2015 giữa tuyển nữ Hoa Kỳ gặp Đức diễn ra trên sân Olympic Stadium, Montreal, Canada ngày 30 tháng 6, 2015. (Hình: Getty Images)
Ý chí chiến thắng đó, theo nhận xét bà huấn luyện viên Jill Ellis, “được thể hiện rất rõ trong những trận tranh tài vừa qua,” mỗi lần ra sân, “mọi người thấy đội tuyển mỗi một khởi sắc, tài nghệ cá nhân cũng như toàn đội ngày một nổi bật hơn.” Ý chí “nhất định phải chiến thắng” đó được cô cầu thủ Carli Lloyd giải thích, “Ngay từ ngày đầu chúng tôi đã bảo với nhau tụi mình không được chọn để đá World Cup mà (được đưa sang Canada) để lấy cúp vô địch.” Vì thế, bất kể được giao phó vai trò nào, bất kể nhiệm vụ trên sân là gì, tất cả chị em chúng tôi đều nỗ lực tối đa để thành công.”

Ý chí đó không thay đổi, cho dù thành phần đội tuyển dự World Cup kỳ này có những khác biệt so với thành phần đội tuyển đã thua Nhật Bản 4 năm trước đây. Khác biệt vì huấn luyện viên mới, đấu pháp mới và những khuôn mặt cầu thủ cũng thật mới, ngay cả những cầu thủ còn sót lại của đội banh 4 năm trước đây ít nhiều cũng đã đổi khác: có người đang ở đỉnh cao, cũng có người đang chờ được đưa ra sân để đá trận cuối cùng trước khi chia tay với khán giả và sân cỏ. Ý chí đó đã giúp họ thắng được đội tuyển Đức trong trận bán kết đầy sôi động, giúp bà huấn luyện viên Ellis cơ hội để thực hiện đấu pháp hoàn toàn mới: chỉ một mình Alex Morgan đứng ở hàng tiền đạo, Carli Lloyd trụ ngay phía sau để đưa những đường banh thật sâu vào vùng cấm địa của đối phương, tất cả những cầu thủ khác đều có trách nhiệm giống nhau, vừa là trung ứng vừa là hậu vệ, cùng nhau xây tường bệ tông để cản sức tấn công của hàng tiền đạo Đức, giúp cô thủ môn lừng danh thế giới Hope Solo không phải vất vả tung người phá banh. Sau trận banh và chiến thắng lẫy lừng đó, cô trung vệ Megan Rapinoe hãnh diện trả lời phỏng vấn FIFA.com bằng câu, “rõ ràng dàn trung phong của chúng tôi giỏi hơn, dàn hậu vệ của chúng tôi lúc nào cũng dựng bức tường cản được tất cả những đợt tấn công của Đức.” Với đấu pháp và quyết tâm tuyệt vời như thế, chuyện thành công là chuyện đương nhiên phải đến.
Đội tuyển nữ Nhật Bản trước trận bán kết Women’s World Cup gặp Anh diễn ra tại Edmonton, Canada ngày 1 tháng 7, 2015. (Hình: Getty Images)
Chuyện còn lại vẫn là chuyện sẽ xảy ra trong 90 phút đồng hồ ở sân Vancouver tối nay 5 tháng 7, 2015. Sau 4 năm trời chờ đợi, dân ghiền bóng tròn khắp nơi cũng như khán giá hâm mộ nghệ thuật nhồi bóng Hoa Kỳ sẽ có dịp chứng kiến lại hình ảnh của trận chung kết World Cup Nữ 2011 khi Hoa Kỳ và Nhật Bản gặp nhau để tranh cúp vô địch. Trước giờ bóng lăn, câu nói với giọng đầy tự tin của Carli Lloyd sẽ là câu nói dẫn đường cho đội tuyền Mỹ đến chiến thắng, “Tôi tin đội tuyển có đầy khí thế để bước ra sân đá trận chung kết. Tôi tin tưởng là chúng tôi sẽ thành công.”
Laura Bassett của tuyển nữ Anh, đã khóc khi phá banh phản vào lưới nhà dâng chiến thắng 2-1 cho đội tuyển nữ Nhật trong trận bán kết Women’s World Cup diễn ra tại Edmonton, Canada ngày 1 tháng 7, 2015. (Hình: Getty Images)


Hai chữ “thành công” là những chữ được dàn huấn luyện viên và cầu thủ của đội tuyển nữ Hoa Kỳ lập đi lập lại rất nhiều lần, từ trận đầu vòng bảng cho đến trận chung kết tối nay. Hai chữ “thành công” cũng là những chữ sẽ được khán giả có mặt tại sân cũng như những người theo dõi trận banh qua màn ảnh truyền hình nói tới khi thấy các nữ tướng của đội banh Mỹ bước ra sân để so giày với đoàn nữ tướng Nhật Bản. Mọi người cũng sẽ bảo nhau khoảng thời gian chờ đợi 16 năm quá dài, đã tới lúc đội tuyển bóng tròn nữ Hoa Kỳ phải chiếm được cúp vô địch World Cup. Họ cũng sẽ bảo với nhau rằng trong thời gian chờ đợi đó đoàn tuyển thủ của nước Mỹ đã 2 lần chiếm huy chương vàng Olympic, nhưng những chiếc huy chương vàng đó chỉ là những món đồ trang sức, vì chỉ khi nào lấy được cúp vô địch World Cup lúc đó mới thật sự được công nhận là đội banh hay nhất thế giới.

Đó là điều đội tuyển bóng tròn nữ Hoa Kỳ phải làm, và chắc chắn họ sẽ làm được tối nay.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: