Monday, March 9, 2015

Sau Tết, công nhân gian nan tìm việc

SÀI GÒN (NV) - Lâu nay, sau kỳ nghỉ Tết luôn là thời gian mà các công ty muốn tuyển thêm nhân công nhằm tăng gia sản xuất trong năm mới. Thế nhưng năm nay, nền kinh tế khủng hoảng đã kéo theo hàng loạt doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng, thậm chí còn sa thải nhân viên cũ, làm cho số công nhân thất nghiệp ngày càng đông.

n
Công nhân chen chân nhau nộp hồ sơ xin việc. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
 Rải 'hồ sơ' và đợi phỏng vấn

Sáng mồng 10 Tết Ất Mùi ở khu công nghiệp Tân Bình (thuộc phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Sài Gòn), có hàng trăm công nhân lên đây để nộp đơn xin việc, phần lớn họ đến từ các tỉnh lẻ xa Sài Gòn như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi...

Cầm đến 5 bộ hồ sơ trên tay, anh Nguyễn Anh Duy, 28 tuổi, quê Thanh Hóa cho biết: “Từ sáng đến giờ, tôi đã nộp được 3 hồ sơ vào 3 công ty ở khu công nghiệp Tân Bình này. Còn 5 hồ sơ này tôi tiếp tục đi nộp các công ty khác. Và đợi khi nào họ gọi lên phỏng vấn, nếu được công ty nào nhận vào làm là vui rồi. Mức lương tôi yêu cầu trong hồ sơ chỉ 2.5 triệu (khoảng $120) thôi, nên hy vọng sẽ có nhiều công ty quan tâm.”

Anh cho chúng tôi biết thêm: “Năm ngoái anh làm cho công ty may mặc Bảy Nguyệt trên Hóc Môn, nhưng cuối năm công ty làm ăn thua lỗ và nợ lương. Anh đành nghỉ việc. Năm nay đầu năm mới hy vọng sẽ tìm được việc tốt hơn. Mặc dầu biết là khó khăn, nhưng vào đây còn có thể tìm được việc, chứ ở quê thì không có gì để làm. Ở quê nhà anh làm nông, nhưng nhà nghèo nên không có đất để cày bừa trồng trọt, thì lấy việc gì để làm?”

Tương tự, chị Nguyễn Thị Tính, 40 tuổi quê Nam Ðịnh cũng đang trong tình trạng “mỏi mòn chờ đợi.”

Chị cho biết: “Ăn Tết xong, mồng 7 là tôi đã tranh thủ vào Sài Gòn để nộp đơn xin việc. Từ bữa đó đến giờ, tôi đã nộp được 5 hồ sơ xin việc, có 2 nơi gọi phỏng vấn nhưng vẫn chưa được nhận. Họ nói tôi khá lớn tuổi, sợ không phù hợp với nhu cầu may mặc khi công ty muốn tăng ca.”

Chị thở dài: “Năm ngoái tôi làm giúp việc cho một gia đình ở quận 1, nhưng bây giờ gia đình chủ của tôi đã dọn nhà về quê Nha Trang ở luôn, nên thất nghiệp. Tôi tính vào Sài Gòn sẽ tìm làm giúp việc cho gia đình khác, nhưng không có nơi nào nhận, bởi vậy mới nộp đơn làm công nhân may mặc”

Chị Trần Phương Dung, 32 tuổi, quê Quảng Ngãi, cho biết đã nộp hồ sơ vào công ty Dệt May xuất khẩu An Linh, khu công nghiệp Sóng Thần, nhưng công ty chỉ cấp giấy hẹn chứ chưa biết chính xác có được nhận vào làm việc không.

“Công ty tuyển ít nhưng nhiều người nộp hồ sơ quá, tôi cũng nộp ở hai ba công ty, nơi nào gọi đi làm trước thì mình đến làm việc thôi,” chị Dung nói.
Người nhiều, việc ít, nên hành trình tìm việc quá gian nan.
(Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Hy vọng có việc làm tốt hơn

Năm qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên hàng trăm công nhân bị cho nghỉ việc, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội. Ðầu năm nay, họ mang hồ sơ đi xin việc làm mới với hy vọng tìm được nơi làm việc tốt hơn.

Mấy ngày nay, anh Phan Văn Quế, 30 tuổi, quê Quảng Nam nhờ người em họ chở đi khắp các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Sóng Thần để tìm hiểu thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Anh cho biết năm trước làm công nhân may cho một công ty cũng ở khu công nghiệp Sóng Thần. Cuối năm công ty gặp khó khăn nên anh phải nghỉ việc, bị công ty nợ bảo hiểm xã hội. Từ tối mùng 4 tết anh đã đón xe vào Bình Dương chuẩn bị cho một năm làm việc mới với hi vọng tìm được doanh nghiệp đối xử tốt hơn.

“Mong sao năm nay tìm được công ty cho làm đến hết năm để còn nhận được tiền thưởng Tết, mong sao không bị nợ lương, bảo hiểm xã hội như năm rồi là mừng,” anh tâm sự.

Cũng giống như anh Quế, anh Trần Hòa Nam, 35 tuổi, quê Quảng Bình cũng đang chạy đôn chạy đáo tìm hiểu thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc, đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Sài Gòn.

“Phải đi tìm nhiều nơi và hỏi thật kỹ để không bị cảnh cho nghỉ việc, nợ lương vì công ty làm ăn thua lỗ, không có đơn hàng như năm ngoái,” anh Nam cho biết.

Còn rất nhiều người đang lâm vào tình cảnh thất nghiệp như anh Duy, Nam, chị Tính,... Mỗi người có mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng mong muốn cháy bỏng của họ lúc này là làm sao có được việc làm ổn định để nuôi thân, giúp đỡ gia đình, để cha mẹ, vợ con ở quê nhà nhẹ bớt gánh lo.

Mỗi sáng sớm, những người lao động kiếm việc làm thường giở trang quảng cáo trên các báo để tìm thông báo tuyển dụng lao động, nhưng rồi lại thở dài vì chỉ thấy lác đác vài ba thông tin tuyển dụng với những công việc bấp bênh, không hứa hẹn gì.

Nghe những phận đời công nhân mà không khỏi chạnh lòng. Vì nét hiền hậu chất phác hiện lên trên khuôn mặt của họ. Ðầu năm nhiều công nhân gặp nhau, tay bắt mặt mừng, uống chung ly cà phê và chúc tết cho nhau “mong cho sang năm mới sẽ gặp được nhiều may mắn.” Thế nhưng những lời đó chỉ là năm trong câu chúc Tết, còn phía trước thế nào thì còn lắm nan.
Việt Hùng/Người Việt

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: