Tuesday, March 31, 2015

Nông dân Việt Nam làm gì cũng 'mạt'

SÀI GÒN (NV) - Nhiều nông dân từng vay mượn để mua bò sữa nhằm thay đổi sinh kế nay đang rao bán bò sữa theo giá bò thịt vì sữa bò không có chỗ tiêu thụ. 

n
Nông dân huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng lọc sữa bò để mang đi bán dạo.
(Hình: Tuổi Trẻ)
Đó là thông tin do ông Trần Trường Sơn, phó chủ tịch Hội Nông Dân Sài Gòn cung cấp. Ông Sơn cho biết thêm, riêng tại Củ Chi đã có 322 gia đình nông dân không ký được hợp đồng bán sữa cho các công ty mua sữa như Vinamilk và Friesland Campina. Cũng vì vậy sữa bò tươi do họ vắt ra phải đổ bò.

Điều tương tự đã từng xảy ra ở Lâm Đồng. Do thấy nuôi bò sữa có thu nhập ổn định, ít rủi ro hơn trồng trọt. Nhiều gia đình nông dân ở Đà Lạt đã vay tiền mua bò để nuôi lấy sữa bán cho công ty Dalat Milk. Cuối cùng, vì mỗi ngày, công ty Dalat Milk chỉ có khả năng tiêu thụ khoảng 6.5 tấn sữa bò tươi, trong khi lượng sữa mà nông dân tỉnh Lâm Đồng vắt được lên tới 9 tấn/ngày nên hồi trung tuần tháng giêng năm nay, mỗi ngày, nông dân tỉnh Lâm Đồng phải đổ bỏ vài tấn sữa.

Vào thời điểm đó, đại diện Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Lâm Đồng thừa nhận đã không “kiểm soát số lượng bò sữa, khiến số lượng đàn bò tăng quá nhanh, lượng sữa tươi thu được vượt qua khả năng thu mua của các công ty chế biến sữa” và làm nông dân điêu đứng.

Cuối tuần qua, khoảng 30 gia đình nuôi bò sữa ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã kéo đến công ty Dalat Milk đòi công ty này thanh toán tiền mua sữa. công ty Dalat Milk xác nhận họ đang thiếu nông dân nuôi bò sữa ở huyện Đơn Dương khoảng 4 tỉ đồng. Tổng giám đốc công ty Dalat Milk phân trần, họ đang bị các đại lý phân phối sữa thiếu khoảng 10 tỷ đồng nên chưa có khả năng trả tiền sữa cho nông dân.

Nếu những công ty như Dalat Milk phá sản, sẽ có hàng trăm gia đình nông dân nuôi bò sữa ở Lâm Đồng phá sản theo. Ngày 22 tháng 1, 2015, nhiều báo trong đó có tờ Kiến Thức đưa tin một số nông dân ở Lâm Đồng đã đổ sữa bò ra đường và ngay trước cửa công ty thu mua sữa vì bán không được.

Tuy trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng, số lượng trẻ không được uống đủ lượng sữa cần thiết để phát triển thể lực rất lớn nhưng chế độ Hà Nội không bận tâm đến điều đó. Họ cũng chẳng để ý đến việc phát triển các nhà máy chế biến sữa hoặc hỗ trợ những nhà máy này nhằm tạo thêm việc làm, mở thêm sinh kế cho nông dân. Trong khi đó, theo các thống kê về xuất nhập cảng, mỗi năm, Việt Nam phải chi hàng tỷ Mỹ kim để nhập cảng nông sản.

Với một chính quyền vận hành theo kiểu như vậy, nông dân Việt Nam càng ngày càng mạt trong việc loay hoay tìm sinh kế để tồn tại và không có con đường này dẫn đến thịnh vượng.

Năm ngoái, nông dân Việt Nam nhiều nơi khóc ròng vì cao su không có đầu ra nên phải chặt bỏ cao su để chuyển sang trồng cà phê, hạt tiêu. Trước đó bảy năm, họ đã từng đốn bó cà phê, điều để trồng cao su vì trồng cà phê và điều mà bị lỗ nặng.

Tuy nhiên năm ngoái không chỉ có chuyện đốn bỏ cao su. Vào tháng 3 năm ngoái, hàng trăm ngàn tấn dưa hấu của nông dân miền Tây trở thành rác vì thương nhân Trung Quốc không còn mua dưa hấu với số lượng lớn như năm trước đó.

Đến tháng 8 năm 2014, nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận phải đem thanh long cho bò ăn vì việc xuất cảng thanh long gặp trở ngại. Tháng 12 năm ngoái, cà chua ở Lâm Đồng, bí đỏ ở Khánh Hòa cũng rơi vào tình trạng tương tự... (G.Đ)

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: