Sunday, March 22, 2015

Nạn cưỡng hiếp trong gia đình tại Ấn Độ

94% số vụ cưỡng hiếp tại Ấn Độ do những kẻ quen nạn nhân gây ra. Ngoài ra, phần lớn trường hợp xảy ra trong phạm vi gia đình và thủ phạm là những ông chồng.
n
Lượng phụ nữ bị chồng tấn công tình dục nhiều gấp 40
lần so với những trường hợp khác. Ảnh minh họa.

Số lượng phụ nữ Ấn Độ hứng chịu tấn công tình dục từ chồng nhiều gấp 40 lần so với những trường hợp cưỡng dâm khác, CNN đưa tin. Tuy nhiên, cưỡng hiếp trong hôn nhân là hành vi hợp pháp ở đây.

Luật hình sự của Ấn Độ (sửa đổi) năm 2013 nêu rõ hành vi giao cấu của một người đàn ông với vợ của anh ta không phải là hành vi hiếp dâm nếu người phụ nữ trên 15 tuổi. Tuy nhiên, luật này gây ra nhiều tranh cãi.

Tháng trước, một người phụ nữ Ấn Độ yêu cầu tòa án thừa nhận hành vi cưỡng bức trong hôn nhân. Cô cáo buộc người chồng ép cô quan hệ tình dục. Tuy nhiên, tòa án bác bỏ yêu cầu của người phụ nữ bởi "đó chỉ là một trường hợp cá biệt".

“Thật khó để chỉ ra một trường hợp bị tấn công tình dục mà hung thủ lại chính là chồng của nạn nhân. Trên thực tế, chính luật hiện hành khiến việc đưa hung thủ ra công lý trở nên khó khăn hơn”, Karuna Nundy, một luật sư của Tòa án tối cao Ấn Độ, nói.

Chính phủ đã cố gắng cải thiện tình hình. Năm 2005, Ấn Độ thông qua Luật Bảo vệ Phụ nữ khỏi bạo lực gia đình. Luật cho phép nữ giới tiếp cận các biện pháp dân sự trong trường hợp liên quan tới bạo lực gia đình, bao gồm cả lạm dụng tình dục.

Năm 2013, các nhà làm luật trình lên quốc hội một bản báo cáo để phản ánh quan điểm về yếu tố phạm tội với hành vi cưỡng bức trong hôn nhân. Tuy nhiên, cưỡng hiếp trong hôn nhân không được thừa nhận một cách rõ ràng.

Ủy ban Tư pháp Verma, cơ quan chịu trách nhiệm rà soát hệ thống luật pháp của Ấn Độ đối với các tội về giới tính, đề xuất cải cách tư pháp nhằm giảm các vụ bạo lực đối với nữ giới. Mặc dù chính phủ thực hiện một số cải cách nhưng họ lại bỏ qua những phương án khiến yếu tố bất hợp pháp của các vụ cưỡng bức trong hôn nhân trở nên rõ ràng.

Nhiều người cho rằng, luật pháp không công bằng.

"Một số điều khoản trong các đạo luật quy định hành vi hiếp dâm của một người đàn ông hoặc một người chuyển giới là hợp pháp. Dư luận thường coi khinh nạn nhân của hành vi hiếp dâm. Vì vậy, cơ quan công tố hiếm khi khởi tố hung thủ", Nundy nói.

Tuy nhiên, Ấn Độ không phải là quốc gia duy nhất có hệ thống pháp luật ưu ái những người chồng. Tại Singapore, tòa án sẽ không buộc tội cưỡng hiếp với thủ phạm nếu nạn nhân là người phối ngẫu của anh ta. Ở Malta, tòa sẽ xử nghi phạm trắng án nếu nạn nhân chấp thuận cưới hắn.

Ngoài ra, mãi đến năm 1991, Anh mới công nhận tính chất phạm tội với trường hợp cưỡng bức trong hôn nhân.

Những nguyên nhân
Luật sư Nundy cho rằng những tư tưởng lạc hậu của chế độ phụ hệ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cưỡng hiếp trong hôn nhân. Trong khi đó, Deepak Kashyap, một nhà tâm lý học tại một phòng khám tư nhân ở thành phố Mumbai, lại quả quyết những vụ án liên quan tới yếu tố tình dục là hệ quả của sự thiếu hiểu biết.

"Nhiều người nhìn nhận sai về tình dục bởi họ chẳng hiểu gì về nó. Người Ấn Độ không thể phân biệt sự khác nhau giữa việc quan hệ vì bổn phận và quan hệ vì nhu cầu. Họ cho rằng phụ nữ mang trọng trách sinh ra những đứa trẻ và nhiệm vụ của cô ta là phải quan hệ chăn gối với chồng", Kashyap nói.

Theo CNN, một cuộc khảo sát ý kiến về cảm nhận của đàn ông trong vai trò về giới chỉ ra rằng phần lớn nam giới cảm thấy họ có thể chế ngự phụ nữ. 75% nam giới tham gia cuộc khảo sát trả lời rằng họ kỳ vọng người bạn đời sẽ chấp nhận quan hệ tình dục.

Một cuộc phỏng vấn gần đây của BBC với những nghi phạm trọng vụ hiếp dâm tập thể và sát hại một nữ sinh trên xe bus tại thành phố Delhi vào năm 2012 đã cho thấy thái độ gia trưởng dẫn tới nhiều vụ phạm tội.

Kashyap lập luận rằng người Ấn Độ thường tránh những cuộc thảo luận về tình dục. Các cặp vợ chồng thường không bộc lộ cảm xúc một cách cởi mở. "Những người phụ nữ không thể biểu hiện cơ thể theo khao khát và mong muốn của nam giới", ông nói.

"Tại Ấn Độ, giáo dục giới tính không tồn tại. Nếu chúng ta dạy mọi người, nói với họ rằng tình dục còn phục vụ những niềm vui chứ không chỉ đơn giản là nghĩa vụ thì mọi chuyện có thể sẽ khác. Tuy nhiên, rất nhiều chính trị gia phản đối đề xuất về giáo dục giới tính", Kashyap nói.

Ratna Mahapatra, một giáo viên trung học 45 tuổi tới từ thành phố Kolkata, cho biết: “Một số trường thuộc Hội đồng Trung ương Giáo dục Trung học (CBSE) có đề cập tới vấn đề giáo dục giới tính nhưng một số vùng tỏ vẻ không thoải mái”.

Lợi ích từ Internet và câu chuyện của tương lai
Một vài người phụ nữ Ấn Độ đã tận dụng những lợi thế của thời đại công nghệ. "Internet dạy tôi mọi điều về giới tính", Preethi Ramamoorthy, 24 tuổi và sống tại thành phố Chennai, nói.

Trong khi đó, Ruchita Gopal, một phụ nữ 24 tuổi tại thành phố Mumbai, cho hay: “Internet là nguồn tài nguyên tuyệt vời, một đại dương kiến thức. Đó là nơi tôi học những kiến thức về giới tính. Nó có thể hữu ích trong việc thúc đẩy những thay đổi. Phụ nữ nên học cách để trở nên quyết đoán hơn”.

Tuy nhiên, Ramamoorthy cho biết những suy nghĩ của cha mẹ ảnh hưởng nhiều tới quan điểm của cô. 
"Đó là quan điểm về vai trò của hôn nhân trong việc xây dựng xã hội ở Ấn Độ. Một người chồng có quyền làm những việc anh ta muốn và người vợ phải thỏa mãn các nhu cầu của anh ta. Tuy nhiên, chúng ta sẽ mắc sai lầm nếu cho rằng cưỡng dâm xảy ra trong mọi cuộc hôn nhân”, cô gái nói.

Luật sư Nundy cho rằng mọi người phải gây áp lực lên những người cầm quyền.

Kashyap hy vọng giới trẻ ngày nay sẽ hiểu biết nhiều hơn về vấn đề tình dục. Tuy nhiên, ông cũng nhận định xã hội sẽ chỉ thay đổi sau một khoảng thời gian dài.

“Xã hội không thể thay đổi chỉ qua một đêm. Phải qua rất nhiều thế hệ chúng ta mới có thể đạt điều mà chúng ta muốn”.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: