Tuesday, March 31, 2015

'Tám' là một phần không thể thiếu trong cuộc sống

Cô A được chồng tặng quà mắc tiền, anh B "thân mật" với đồng nghiệp, bà C khóc lóc ghen tuông... Hay như những tạp chí chuyên về các chuyện bên lề của các danh ca, tài tử, thường được cho là "lá cải" nhưng vì sao lúc nào cũng có người xem? Phải chăng những phút "tám", "buôn chuyện" cũng có tác động tích cực đến chúng ta theo một cách nào đó?
n
Con người thích được biết càng nhiều càng tốt về những
 người xung quanh. (Hình minh họa: Getty Images)

Theo lời các nhà khoa học được Psychology Today trích dẫn, việc ngồi lê đôi mách đã xuất hiện từ thời kỳ đồ đá cổ đại, và góp phần vào sự phát triển của xã hội loài người.

"Chúng ta thích thú với những câu chuyện bá láp về người khác," Psychology Today viết. Tạp chí về tâm lý học này khẳng định hành vi "buôn chuyện"- gossip đóng vai trò quan trọng giúp cho các thế hệ loài người tăng khả năng giao tiếp xã hội. 

Làm gì có sự liên quan giữa câu chuyện của cô ca sĩ A, anh diễn viên B, bà tài tử C... với sự tiến hóa của xã hội loài người?!! Người ta có thể thốt lên. Câu trả lời từ các nhà khoa học là trong lịch sử hàng ngàn năm trước, con người sống bầy đàn, chia theo từng nhóm nhỏ hơn nơi ai cũng biết nhau. Ít khi nào có người lạ xuất hiện giữa bầy đàn. Con người khi đó phải hợp tác với nhau, đặc biệt là để nhóm của mình thành công và có lợi thế hơn các nhóm còn lại. Bên cạnh đó, người trong cùng nhóm cũng chính là đối tượng đầu tiên và trực tiếp để tranh giành vật chất và quyền lợi.

Trong tình trạng đó, con người buộc phải nhận ra được rằng đâu là người có thể tin tưởng được và đâu là người hai mặt, đâu là người mình có thể đầu ắp tay gối và đâu là người hay tráo trở. Khả năng nhận biết việc này dẫn đến các mối quan hệ bền chặt và giúp người ta thành công hơn trong công việc và đời sống hằng ngày. Khả năng sống còn này còn được gọi là một phần của "sự thông minh trong giao tiếp."

"Sự thông minh trong giao tiếp" cũng bao gồm khả năng đánh giá người đối diện, tạo ảnh hưởng lên người khác, thích giao tiếp, và giỏi trong việc tiếp cận người đối diện. Hầu hết những điều này yêu cầu sự khéo léo trong lời nói và việc hành xử hằng ngày, bao gồm cả những cách thức "ngồi lê đôi mách."

Tóm lại, theo tự nhiên, con người tò mò muốn được biết càng nhiều càng tốt về cuộc sống của những người khác. Theo cái nhìn của khoa học tâm lý, sự tò mò này không những chẳng xấu mà còn ảnh hưởng một cách tự nhiên vào "sự thông minh trong giao tiếp" nói riêng, và sự thành đạt trong cuộc sống nói chung. (T.A.)

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: