Sunday, March 22, 2015

‘Homework’ có thật sự giúp ích cho học sinh?

HOA KỲ - Hiện ngày càng có nhiều trường học tại Mỹ quyết định không đưa bài tập để buộc học sinh làm bài ở nhà. Một số chuyên gia giáo dục cho rằng đây là bước đi đúng hướng, dù rằng vẫn có nhiều người khác tỏ ra nghi ngờ giá trị của điều này. Theo CSMonitor.
n
Hình minh họa. (Hình: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)

Bài báo cho biết, người tiêu biểu trong phong trào hủy bỏ bài tập ở nhà là hiệu trưởng trường công lập số 116 ở khu Manhattan, thành phố New York, vốn đã ngưng cho học sinh làm bài tập ở nhà và thay vào đó là khuyến khích tự có những hoạt động sau giờ học với gia đình.

“Vấn đề làm bài tập ở nhà đã được duyệt xét lại thời gian gần đây, và ảnh hưởng tiêu cực của bài tập làm tại nhà là điều cũng được chứng minh,” theo lời Hiệu Trưởng Jane Hsu trong lá thư gửi về nhà cho phụ huynh học sinh hồi tháng qua, theo trang web DNA. Bà Hsu viết tiếp, “Những điểm tiêu cực này là khiến trẻ em mệt mỏi, chán nản, thiếu thời gian cho những hoạt động khác sau giờ học cũng như không có giờ sinh hoạt với gia đình, và đồng thời làm mất đi sự hứng khởi học hành, một điều rất đáng buồn.”

Tuy nhiên, bức thư cũng đề nghị giới hạn thời gian trẻ được xem TV, chơi computer hay các trò chơi điện tử khác. Các bậc phụ huynh lo ngại về vấn đề không làm bài tập ở nhà được đề nghị đến thảo luận với các nhà giáo tại trường.

Vẫn theo bài báo, tác giả Alfie Kohn ở Boston, một người nổi tiếng trong phong trào hủy bỏ việc làm bài tập ở nhà, và cũng là tác giả cúôn sách “Huyền Thoại Bài Tập Ở Nhà,” bày tỏ sự đồng ý về quyết định này.

“Điều đáng lo ngại là hành động của Hiệu Trưởng Hsu lại gây sự chú ý của dư luận trong khi tất các cuộc nghiên cứu và dữ kiện có được đều cho thấy không một trường tiểu học nào ở Mỹ nên buộc học sinh phải có đợt học thứ nhì tại nhà qua bài tập vì không có gì chứng minh là điều này có lợi.”

Ông Kohn nói thêm rằng, “Làm bài tập ở nhà chỉ gây sự mệt mỏi mà không đem lại lợi ích gì” và chứng minh điều này bằng cách nêu ra việc các nhà giáo bậc tiểu học hay làm là bảo học sinh về nhà “đọc sách khoảng 20 phút mỗi ngày.”

Ông cho rằng đặt ra thời gian và số lượng buộc trẻ phải đọc là chiến lược chỉ có tác dụng khiến trẻ ghét việc đọc sách.

“Đối với các nhà giáo giỏi, mục tiêu của họ không là sự bó buộc vô nghĩa mà là giúp trẻ có được sự thích thú và tự muốn đọc sách.”

Theo ông Kohn, trong 10 năm qua sau khi ông đưa ra cuốn sách của mình, ông đã nhận được nhiều than thở của các bậc phụ huynh về số lượng bài tập “vô nghĩa” và “máy móc” mà trẻ phải mang từ trường về nhà mỗi ngày trên toàn quốc.

Ông Kohn kêu gọi các hiệu trưởng hãy xem xét lại chính sách bài tập làm ở nhà của họ.

“Đòi hỏi các nhà giáo mỗi ngày phải ra một số lượng bài tập nhất định để học sinh làm ở nhà, hay có cùng loại bài tập theo thời khóa biểu trong tuần, như phải dành ra bao nhiêu phút trong ngày Thứ Ba và Thứ Năm để làm toán chẳng hạn, chỉ là sự thú nhận rằng bài tập ở nhà không liên hệ gì tới bài giảng trong lớp và cũng không giúp trẻ có được sự hướng dẫn vào thời điểm cần có,” ông Kohn nói.

“Chương trình như vậy chọn lựa hình thức khuôn mẫu thay vì có các hướng dẫn thực tế, tùy thuộc vào tình hình học hành của trẻ, và đây là một điều làm thiệt hại không chỉ cho các học sinh mà còn cho các thầy cô nếu là lệnh được áp đặt từ trên.”

Ông Kohn cho hay rằng ngày càng có nhiều trường trên cả nước liên lạc với ông và nói rằng họ đã từ bỏ hình thức giao bài tập về nhà theo như truyền thống đã có từ trước tới nay.

Điều này được thực hiện nhằm cho phép trẻ có thêm thời giờ rảnh để tự đọc và học những đề tài mà chúng thích. Các bậc phụ huynh cũng được nhà trường mời gọi tham gia vào tiến trình làm cho trẻ thích thú để tìm hiểu thêm về những đề tài mà chúng được học trong khi ở trường.

“Các trường từ bỏ lối cho bài tập cổ điển đều nói rằng có được kết qủa tốt đẹp, nhưng đến nay các trường này vẫn còn ở vào phía thiểu số,” theo ông Kohn.

Bà Hannah Sinha, hiệu trưởng một trườngở Manhattan trong hệ thống Montessori School, một trong những hệ thống trường tư tại Mỹ với chủ trương việc giáo dục phải đặt trên căn bản phù hợp với từng cá nhân học sinh, đưa ra một giải pháp thứ ba trong cuộc tranh luận về bài tập làm ở nhà.

Bà Sinha không đồng ý với việc hủy bỏ hoàn toàn việc giao bài tập, nhưng đề nghị rằng số lượng bài tập cần phải được giảm bớt và phù hợp với khả năng cùng thời giờ của cả học sinh lẫn cha mẹ, vốn phải giúp trẻ hoàn tất các bài tập này.

“Tôi không đồng ý với việc giao cho 35 trẻ trong lớp cùng một bài tập để mang về làm ở nhà. Giáo dục phải là một nửa ở trường và nửa kia ở nhà.” (L.T.)

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: