Friday, February 13, 2015

Suy nghĩ bi quan có thể dẫn đến tử vong


Chúng ta từ lâu đã biết rằng nỗi sợ hãi trước một căn bệnh có thể cũng nguy hiểm như chính căn bệnh đó.

Điều này gần giống như cách các 'thầy phù thủy' hãm hại các nạn nhân bằng chính trí tưởng tượng của họ.
Khi những người này tin rằng mình mắc bệnh, họ có thể gặp phải các triệu chứng của chính căn bệnh đó.
Cảm giác buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, thậm chí tử vong, có thể chỉ bắt nguồn từ niềm tin.
Triệu chứng này gọi là 'nocebo' ('hãm hại người khác' trong tiếng Latin).
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những suy nghĩ có thể tạo ra tác hại thực tế.
Nếu bạn tin rằng điện thoại của bạn khiến bạn cảm thấy nhức đầu, hay cảm giác dị ứng thức ăn một cách khó hiểu, nhiều khả năng bạn là nạn nhân của triệu chứng nocebo.
"Triệu chứng này cho thấy sức mạnh của não bộ", ông Dimos Mitsikostas, từ Bệnh viện Athens Naval tại Hy Lạp, nhận định.
"Và chúng ta không thể hoàn toàn giải thích điều này".
Các bác sỹ từ lâu đã nhận thấy niềm tin có thể gây chết người.
Vào thế kỷ 18, một y tá tại Vienne kể lại về hậu quả tai hại của trò đùa mà các sinh viên tại trường y dược của ông đã thực hiện đối với một thư ký trong trường mà họ không thích.
Các sinh viên đã khống chế, bịt mắt anh ta và thông báo rằng anh ta sắp bị chặt đầu.
Sau khi họ chườm một tấm khăn lạnh lên sau cổ, anh ta đã tưởng rằng đó là lưỡi dao và "chết ngay tại chỗ".
Một ví dụ khác là trong trường hợp của 'Bệnh nhân A', một người tham gia thí nghiệm của bác sỹ Roy Reeves vào năm 2007.
Do mắc bệnh trầm cảm, ông này đã uống hết một lọ chứa đầy thuốc.
Tuy nhiên sau đó ông đã cảm thấy hối hận về quyết định này và nhanh chóng tìm đến bệnh viện.
Khi đến nơi, ông đã té nhào ra đất ở ngay phòng tiếp tân.
Tình trạng của ông này dường như rất nghiêm trọng - huyết áp tăng cao và hơi thở trở nên rất gấp.
Tuy nhiên kết quả thử nghiệm máu lại không nhận thấy ông này đã sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Một vài tiếng sau, một bác sỹ có mặt và thông báo rằng ông đã sử dụng một loại thuốc giả, làm bằng đường.
Sau khi nghe tin, ông này đã nhanh chóng hồi phục.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đại cũng đã tìm cách sử dụng khả năng tưởng tượng của bộ não cho các phương pháp chữa trị, thay vì làm hại.
Đây được gọi là phương pháp sử dụng hiệu ứng 'placebo' (làm hài lòng người khác trong tiếng Latin).
Một số thí nghiệm cho bệnh nhân sử dụng những viên thuốc không có tác dụng, nhưng một số người vẫn có những tiến triển rõ rệt về sức khỏe - nhờ niềm tin của họ vào phương pháp trị liệu.
Tuy nhiên, điều này cũng đặt các bác sỹ vào tình thế khó xử.
Bác sỹ Rebecca West, tại North Carolina, cho rằng các bác sỹ có trách nhiệm thông báo cho bệnh nhân biết sự thật về thuốc họ đang sử dụng.
Bà cho rằng trong tương lai các bác sỹ cần xây dựng một bộ quy tắc về những sự thật nào về thuốc nên cung cấp cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, việc cung cấp kiến thức cho người bệnh cũng có thể giảm tác hại của hiệu ứng nocebo.
Ví dụ như trường hợp Mitsikotas, ông đã giải thích cho các bệnh nhân rằng họ phải nhận thức được về vấn đề tâm lý của mình.
"Chúng tôi phải giúp các bệnh nhân hiểu rằng tâm lý sợ hãi là điều mà chúng ta phải vượt qua", ông nói.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: