Wednesday, February 4, 2015

Quan xã ăn chặn cả tiền trợ cấp cho người tàn tật

HÀ NAM (NV) - Với số tiền trợ cấp hàng tháng ít ỏi 270,000 đồng của nhà nước dành cho người khuyết tật nặng, chỉ đủ để mua 3 gói mì tôm/ngày, nhưng cán bộ làm chính sách ở xã Trịnh Xá đã nhẫn tâm ăn chặn 1/3.
Ông Ngô Trung Sổng, người khuyết tật nặng bị cán bộ
xã Trịnh Xá nhẫn tâm rút ruột mỗi tháng 90,000 đồng,
trong số tiền trợ cấp từ nhà nước 270,000 đồng/tháng.
(Hình: Dân Trí)

Khi biết bị ăn chặn mất 90,000 đồng/tháng, ông Ngô Trung Sổng, xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã phải thốt lên: “Có 3 gói mì tôm mỗi ngày mà người ta cũng lấy đi mất 1 gói, các anh chị không nói thì chúng tôi làm sao biết được!”

Theo Dân Trí, thay vì được nhận 270,000 đồng/tháng theo đúng chế độ trợ cấp dành cho người tàn tật như quy định của nhà nước, thì nhiều người tàn tật ở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý đã bị quan xã chặn mất 90,000đồng/tháng, chỉ nhận được số tiền 180,000 đồng.

Ông Ngô Trung Sổng đưa xem “Sổ lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng,” với số tiền nhận 180,000 đồng hàng tháng đều được ghi đầy đủ, rõ ràng trong cuốn sổ bìa xanh photocopy, ứng với thời gian từ tháng 1, 2014 đến tháng 10, 2014 (hai tháng 11 và 12, 2014, ông Sổng chưa được nhận tiền) do cán bộ xã Trịnh Xá cấp.

Trong suốt thời gian 10 tháng qua, ông Sổng chỉ tự lên xã nhận 3 lần, còn 7 lần kia thì nhờ người khác lấy hộ. Tuy nhiên, số tiền các lần nhận đều là 180,000 đồng, có ghi chú và chữ ký của cán bộ trao trả tiền đầy đủ trong sổ là ông Mai Hiển Dũng, cán bộ phụ trách Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội của xã Trịnh Xá.

Phóng viên Dân Trí đã tìm gặp ông Mai Hiển Dũng, cán bộ xã phụ trách công việc để tìm hiểu. Ðiều bất ngờ là ông Dũng khẳng định như đinh đóng cột: “Không phải 180,000 đồng/tháng, là 270,000 đồng/tháng cơ mà, tính từ tháng 1, 2014 đến thời điểm này sau khi có quy định mới ban hành.”

Tuy nhiên, khi Dân Trí xin giấy tờ làm bằng chứng ông Sổng nhận tiền trợ cấp 270,000 đồng/tháng thì ông Dũng hoàn toàn không có bất cứ tờ giấy nào đưa ra.

Chưa hết, khi Dân Trí trình cuốn sổ mà ông Sổng cung cấp, ông Dũng tiếp tục khẳng định: “Ðây không phải là cuốn sổ đúng đi lĩnh tiền, cuốn sổ này màu xanh, còn cuốn sổ đúng phải là màu hồng. Phần chữ ký người giao tiền bên trong cuốn sổ cũng loằng ngoằng không rõ ràng thế này ai mà chả ký được.” Ðồng thời đổ lỗi luôn cho ông Sổng, “Tại ông đó không trực tiếp ra xã lấy tiền, mà cứ nhờ người nọ người kia lấy tiền, biết đâu có thể những người lấy tiền hộ đó đã lấy mất tiền của ông cũng nên.”

Như vậy nghĩa là ông Dũng phủ nhận hoàn toàn cuốn sổ ông Sổng dùng để lĩnh tiền là sổ giả, song có điều cuốn sổ màu hồng đúng theo mẫu thì ông Dũng không đưa ra được để làm bằng chứng.

Là người đã từng đi nhận tiền thay ông Sổng, ông Nguyễn Thế Hiền, em họ ông Sổng và ông Ngô Trung Phức, em cùng cha khác mẹ với ông Sổng đều khẳng định với phóng viên Dân Trí lần nào đi lấy cũng chỉ nhận 180,000 đồng do ông Mai Hiển Dũng đưa và ký xác nhận.

“Giờ chúng tôi mới biết lẽ ra anh Sổng được nhận 270,000 đồng/tháng, còn ông Dũng bảo chúng tôi ăn bớt của anh Sổng thì đúng là ‘vừa ăn cướp, vừa la làng,’” ông Hiền bất bình.

Trước khẳng định của ông Dũng về việc ông Sổng dùng sổ giả lĩnh tiền, Dân Trí tìm gặp ông Nguyễn Phú Ðộ, phó chủ tịch xã Trịnh Xá, đồng thời cũng là trưởng ban Lao Ðộng, Thương Binh và Xã Hội cùng ông Nguyễn Gia Toản, chủ tịch xã Trịnh Xá thì cả 2 ông đều cho ý kiến: “Ðây đúng là cuốn sổ lĩnh tiền trợ cấp của người có chế độ như anh Sổng.”

Tuy mạnh miệng chối bỏ, nhưng ngày 24 tháng 1, tức sau một ngày Dân Trí vào cuộc điều tra sự việc, ông Dũng đã cùng với ông Ðộ đã “lén lút” xin được bồi thường cho ông Sổng số tiền 2.5 triệu đồng, thay cho số tiền đã cướp là gần 1.1 triệu đồng. Tuy nhiên người nhà ông Sổng không nhận số tiền cũng như cuốn sổ mới.

Ngoài ông Sổng, hiện cơ quan chức năng yêu cầu xã xác minh lại việc chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng cho nhiều người tàn tật nặng khác như anh Ngô Quang Doan, Ngô Phú Tươi, Ngô Ðức Kệ, Ngô Doãn Soa và còn có thể nhiều người khác nữa đang bị quan xã “âm thầm ăn chặn.” Bởi đơn giản các quan xã giấu được trường hợp nào hay trường hợp đó. (Tr.N)

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: