Friday, February 27, 2015

Lưu trữ trí não để bất tử thời kỹ thuật số

n

Vài tháng trước khi mất, bà nội tôi đã có một quyết định cuối cùng.

Bobby là tên mà người ta vẫn gọi bà - vợ của một nông dân từng sống qua Chiến tranh Thế giới Lần Hai.
“Không lãng phí để khỏi thèm muốn” - là quy tắc sống mà bà vẫn chọn, ngay cả khi nước Anh đã phục hồi từ cuộc chiến.
Thế nhưng chỉ vài tháng trước khi mất, thói quen tiết kiệm bỗng chuyển sang sự chia sẻ.
Mỗi lần đến thăm bà, tôi lại mang về không biết bao nhiêu là thứ: Hàng tá những hộp nước cam, những cuộn len, sách cũ, lọ thuỷ tinh - tất cả những thứ bà không còn cần nữa.
Những ký ức cũng dần ra đi. Bà gửi những tấm hình cũ đến con cái, cháu chắt và bạn bè, cũng như những lá thư viết về những trải nghiệm của cuộc đời.
Vào ngày 9/4, trước khi mất, bà đã gửi một lá thư đến cho bạn thân của chồng. Trong lá thư, bà kèm theo một số tấm hình chồng bà đang chơi đùa cùng người bạn khi còn nhỏ.
“Anh hãy giữ lấy chúng,” bà viết.
Đó là một đề nghị, nhưng cũng là một thỉnh cầu, để những ký ức này không bị rơi vào quên lãng.
Vài tiếng sau, bà mất khi đang nằm trên chiếc ghế yêu thích của mình.
Bạn có từng muốn mình được nhớ đến sau khi mất đi?
Đó là điều gắn liền với sức mạnh của những ký ức. Ký ức có thể mạnh mẽ và trường tồn đến nỗi nó có thể ban cho chủ nhân của mình sự bất tử.
Ngày nay, chúng ta lưu trữ những ký ức trên internet - từ tường Facebook, nơi ghi lại những sự kiện quan trọng trong đời mình, cho đến những hộp thư Gmail, nơi chúng ta lưu lại những cuộc đối thoại, hoặc YouTube, nơi chúng ta ghi lại những điệu nhảy, cuộc nói chuyện hay một khúc hát.
Chúng ta tổng hợp và chuyển tải những ký ức một cách tỉ mỉ hơn trước đây rất nhiều.
Thế những liệu như vậy đã đủ? Chúng ta chỉ lưu giữ những gì mình nghĩ là quan trọng. Nhưng liệu sẽ ra sao nếu những gì chúng ta đánh mất là vô cùng quan trọng? Điều gì xảy ra nếu những sự kiện quan trọng từ tấm hình bị đánh mất?
Liệu có tốt hơn nếu chúng ta có thể lưu trữ lại tất cả, không chỉ những khoảnh khắc của cuộc sống, mà toàn bộ khối óc, tất cả những gì chúng ta biết và nhớ đến, nhưng khoảnh khắc hạnh phúc, đau đớn, chiến thắng, tủi nhục, những sự thật và điều dối trá?
Nếu có thể lưu lại khối óc của mình vào bộ nhớ máy tính, liệu bạn có làm điều đó?
Nhiều kỹ sư đang tìm cách hướng tới điều này. Nếu thành công, kết quả nghiên cứu của họ sẽ mang tới những thay đổi gây chấn động với cách sống, cách yêu thương và cách lìa đời của chúng ta.


Giả lập ký ức
Eterni.me là một dịch vụ web đảm bảo rằng những ký ức của một người chết được lưu trữ trên mạng.
Nó hoạt động khác đơn giản: Khi còn sống, bạn cho phép dịch vụ này được thu thập dữ liệu từ Facebook, Twitter và email cá nhân của mình cũng như hình ảnh, vị trí những nơi bạn từng đi qua.
Các dữ liệu này được thu thập, chọn lọc và phân tích trước khi chúng chuyển cho một trí thông minh nhân tạo - vốn đang tìm cách xây dựng tính cách và khuôn mặt giống như bạn.
Trí thông minh nhân tạo (AI) này sẽ tìm cách hiểu biết thêm về bạn khi bạn còn sống, nhằm thể hiện bạn một cách ngày càng chính xác hơn.
“Đây là nỗ lực nhằm xây dựng một di sản có thể tương tác được, để tránh bị hoàn toàn lãng quên trong tương lai,” Marius Ursache, một trong những nhà đồng sáng lập của eterni.me, nói.
Những đứa cháu của bạn sẽ sử dụng AI này thay vì sử dụng một thanh công cụ tìm kiếm hoặc lên tường Facebook để thu thập thông tin về bạn - từ những bức hình, các sự kiện gia đình, ý nghĩ của bạn về một số vấn đề hoặc thậm chí những bài hát bạn đã viết nhưng chưa bao giờ phát hành.”
Dù Ursache có một tham vọng lớn cho dịch vụ eterni.me, công nghệ này vẫn còn rất sơ khai.
Ông ước tính rằng các thành viên của dịch vụ cần phải tương tác với AI của mình suốt nhiều chục năm để quy trình giả lập có thể chính xác nhất có thể.
Ông cũng đã nhận được nhiều thư ngỏ của các bệnh nhân đang bị bệnh nguy kịch muốn được sử dụng dịch vụ.
“Rất khó để trả lời họ, vì công nghệ này cần nhiều năm để xây dựng,” ông nói.
Thế nhưng liệu một ngày nào đó, nếu công ty phá sản, liệu những thành viên của nó có phải chết một lần nữa?
Những dịch vụ như Eterni.me chỉ có thể gợi lại một số ký ức của một kiếp người. Nhưng bất kỳ sự giả lập nào cũng chỉ là tương đối.


Lưu trữ hoàn toàn
Bạn nghĩ sao, nếu thay vì chọn lọc những gì muốn lưu trữ, chúng ta có thể ghi lại tất cả những thông tin trong não?
Điều này, trên lý thuyết, cần ba yếu tố quan trọng:
Các nhà khoa học cần tìm cách để bảo quản bộ não của một ai đó sau khi họ đã chết.
Các thông tin trong não sau đó cần được phân tích và ghi lại.
Sau đó, thông tin trên bộ não cần được chuyển sang một bộ não nhân tạo khác.
“Mục đích của việc giả lập bộ não là nhằm tái hiện các chức năng của bộ não: Nếu ‘chạy được’, nó sẽ có khả năng suy nghĩ và hành động như bình thường,” Giáo sư Anders Sandberg, từ đại học Oxford, nói.
Công nghệ tạo dây thần kinh giả cho thấy việc giả lập các chức năng khác nhau của bộ não là điều có thể
Nhà thần kinh học Randal Koene
“Hiện chúng tôi đã có thể tái hiện các mô não trên 3D. Tuy nhiên dù ở độ phân giải rất cao, chúng cũng chỉ là một phần rất nhỏ của bộ não. Chúng tôi có thể tái tạo bộ não của một con chuột, nhưng với điều kiện phải sử dụng một máy tính cực mạnh.”
“Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi vẫn chưa thể kết nối các phần riêng biệt của bộ não lại với nhau.”
Điều này vẫn không ngăn cản việc ngày càng có nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào công nghệ giả lập não bộ, ví dụ như Google.
Trong năm 2012, tập đoàn này đã thuê nhiều chuyên gia nhằm nghiên cứu cách thức não bộ con người suy nghĩ và ghi nhận ký ức.
Nhà thần kinh học Randal Koene, giám đốc khoa học của 2045 Initiative, tự tin rằng việc tái tạo bộ não của con người là điều nằm trong tầm tay.
“Công nghệ tạo dây thần kinh giả cho thấy việc giả lập các chức năng khác nhau của bộ não là điều có thể,” ông nói.
Đối với gia đình tôi, những gì còn lại của bà, chỉ là những tấm hình.
Những nụ cười bất tử, những khuôn mặt đang mờ đi, có lẽ đã từng mang những ý nghĩa rất lớn với bà. Nhưng chúng không còn nhiều ý nghĩa, khi thiếu đi những ký ức mà chính bà đã trải qua.
Một cách nào đó, chúng trở thành gánh nặng với trái tim của tất cả chúng tôi, những người bị bỏ lại phía sau.
Bố tôi đã hỏi một người bạn thân của bà chúng tôi nên làm gì với những tấm hình.
Ông đáp rằng hãy nhìn kỹ từng tấm một, và trân trọng từng phút giây trong đời của người đã ghi lại nó.
Sau đó, hãy để chúng sang một bên, để giải thoát cho chính mình.
Simon Parkin

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: