Wednesday, December 3, 2014

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

049_f0040602.jpg
Một phụ nữ mang thai
Thanh Trúc, phóng viên RFA
Ủy Ban Văn Hóa  Giáo Dục Thanh Thiếu Niên Và Nhi Đồng trong quốc hội Việt Nam hôm thứ Năm tổ chức hội nghị về việc thực hiện chính sách pháp luật trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục vị thành niên cũng như thanh thiếu niên với mục đích hoàn thiện báo cáo về vấn đề được coi là đáng lo ngại này.

Tỷ lệ nạo phá thai cao

Tại hội nghị về việc thực hiện chính sách pháp luật trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục  vị thành niên cũng như thanh thiếu niên hôm thứ Năm vừa qua, phó chủ nhiệm Ủy Ban Văn Hóa Giáo Dục Thanh Niên, Thiếu Niên Và Nhi Đồng trong quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tuyết, cho biết thành phần trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên trong độ 10 đến 30 tuổi hiện chiếm 40% dân số của Việt Nam.
Ngoài những tiến bộ trong công tác chăm sóc sinh sản và sức khỏe tình dục cho thành phần 40% đó,  ông Nguyễn Văn Tuyết nói tiếp, thực tế cũng cho thấy một vấn đề đáng ngại là tỷ lệ mang thai vị thành niên tăng rất cao, điển hình 35,4% ở nhóm 15 đến 19 tuổi,  34,6% ở nhóm 20 đến 24 tuổi, trong lúc những cơ sở cung cấp dịch vụ gọi là sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục  chưa thể đáp ứng nhu cầu trước mắt.
Hội nghị còn nhận định rằng kiến thức hay sự hiểu biết về giới tính, tình dục an toàn, nói cách khác là ngừa thai tránh thai, tránh bệnh… của vị thành niên và thanh thiếu niên rất thấp.
Chuyên gia Xã Hội Học, tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội, đồng ý sự thiếu kiến thức và hiểu biết là điều vô cùng tai hại  khi xã hội tràn ngập những loại thông tin về tình dục trong lúc quan niệm sống của giới trẻ  rộng thoáng hơn trước:
Xã hội bây giờ tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, cách nhìn của xã hội cũng cởi mở hơn về chuyện tình dục. Trước đây những nguồn thông tin về sex ở trên mạng không có, còn bây giờ thì nó đa dạng và nó dễ dãi hơn nhiều.
Ngoài ra thì những dịch vụ xã hội cũng dễ dãi hơn, như  thanh niên ta đi nhà nghĩ,  tiếp xúc dễ dàng hơn nên nguy cơ nhiều hơn. Một thực tế là nền giáo dục Việt Nam, ngoài chuyện thiếu thông tin về kiến thức về sức khỏe sinh sản, thì bản thân giáo viên cũng không có kỹ năng để giảng dạy, vẫn cái tâm lý là e ngại, không dạy được cho thanh niên một cách đầy đủ. Cho nên về phía nhà nước đúng là cũng  cố gắng  nhưng mà cũng gần như là bị động trước những tình huống như hiện nay. Nếu trong tương lai mà không có những chủ động thì đúng là rất khó để giảm cái nguy cơ đối với thanh thiếu niên.
Cần phải luật hóa nội dung về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục vị thành niên cũng như thanh thiếu niên là ý kiến được nhiều đại biểu trong hội nghị tán thành.
Bên cạnh đó, đề xuất thứ nhì được mọi người biểu đồng tình là phải nghiên cứu xây dựng chiến lược quốc gia  về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên, phải có nguồn tài chính phù hợp với công tác chăm sóc thiết thực đó.
Một khuyến nghị mạnh mẽ nhất cũng được nêu ra, là ngoài sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục,  thì cũng phải hướng tới nâng cao nhận thức của vị thành  niên và thanh thiếu niên trước hiểm họa  HIV/AIDS.

Cần phải luật hóa

Dưới mắt tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội, những ý kiến vừa nêu  thì Việt Nam  đã có từ lâu, vấn đề bây giờ là tập trung, triển khai và thực thi như thế nào cho đúng yêu cầu của luật pháp:
Hiện nay thí nó nằm rải rác đâu đó trong Luật Gia Đình, Luật Trẻ Em, Luật Dân Số … Tức nó còn rải rác đâu đó chứ chưa có hẳn một luật riêng. Những  đơn vị quản lý và những đơn vị làm luật cũng đang hướng đến để cải thiện những luật này cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của Việt Nam.

044_B72917229-400.jpg
Một phụ nữ với que thử thai. AFP photo
Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Bích,  chuyên gia Viện Chiến Lược Và Chính Sách Y Tế, cho rằng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo phải có trách nhiệm trong việc chỉ dạy, hướng dẫn về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục vị thành niên và thanh niên, phải nâng đề tài này thành một nội dung riêng thay vì qui định chung chung là kỹ năng sống như hiện nay.
Số liệu của Bộ Y Tế Việt Nam cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục tính từ 2009 đến 2013  lần lượt tăng lên  từng năm là 33%, 39%, 41%, 43%  rồi 45%.
Bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn, người tình nguyện chăm sóc miễn phí cho các nạn nhân HIV/AIDS sau những giờ làm việc tại bệnh viên Bình Dân bao năm qua, giải thích:
Rõ ràng xét về thực tế thì nhận xét này là đúng. Với kinh nghiệm  khám bệnh hàng ngày cho những người bị nhiễm thì tôi thấy đáng ngại chứ. Thí dụ cách đây năm mười năm tỷ lệ HIV do chia sẻ chung kim xì ke thì nhiều, còn  bây giờ đến với chúng tôi toàn những người trẻ bị tiêm nhiễm HIV do đường tình dục mà đáng ngại vô cùng là các bạn có khuynh hướng đồng tính nam. Các bạn trao đổi tình dục qua đường hậu  môn mà không an toàn . Chính vì thế lây lan trong cộng đồng các bạn trai đồng tính vừa HIV vừa bị thêm những bệnh chúng tôi gọi là mồng gà, nó bít đường hậu môn và đường tiểu. Số lượng đó tăng lên và tìm đến chúng tôi nhiều lắm.
Về tỷ lệ phá thai vị thành niên và thanh niên, Bộ Y Tế cho hay con số tăng lên từng năm. Điển hình  năm 2010 tỷ lệ phá thai ở độ tuổi vị thành niên trên cả nước là 2,2%, năm 2011 là 2,4%  và năm 2012 là 2,3%.
Còn tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, tỷ lệ phá thai vị thành niên chiếm 5% tổng số ca phá thai. Trong lúc đó, Bệnh Viện Từ Dũ, Bệnh Viện Hùng Vương, Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ trẻ vị thành niên đi nạo thai là 5,81% trong tổng số các ca phá thai nói chung. Vẫn lời bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn:
Con số thật phải hơn nhiều, ngày nào chúng tôi cũng phải gặp gỡ những bạn trẻ 15, 16 đến với chúng tôi vì những chuyện đó. Thậm chí cả các bạn trẻ Công giáo, mặc dù đạo dạy là không được nhưng rồi các bạn này cũng phải đi phá thai, cho nên tôi nghĩ cũng phải trên con số năm.
Chính vì vậy, bác sĩ Nguyễn Đăng Phấn nhấn mạnh, luật hóa cụ thể việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho giới trẻ, đặc biệt giới vị thành niên, là một chính sách đúng đắn và cần thiết:
Đúng là khi đã có pháp lý vào thì rất tốt, nhưng nếu chỉ có hệ thống công quyền thì tôi nghĩ họ chỉ làm theo pháp luật thôi. Nếu chỉ có pháp lý thì không đủ, bên cạnh những công thức những luật hóa đó thì những tôn giáo những đoàn thể không thuộc về nhà nước phải nhất tề hợp tác cùng nhau mới may ra chặn đứng lại được.
Theo phó chủ tịch Hội Kế Hoạch Hóa Gia Đình Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Đình Phương, sau khi các chiến lược và các dự án tài trợ từ trung ương kết thúc,  lãnh đạo địa phương phải gánh vác trách nhiệm  huy động nguồn lực để  hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục vị thành niên và thanh niên có được kết quả bền vững.

No comments :

Post a Comment

Hiện tượng “Dưa leo”


Mà các bạn cũng biết ở Việt Nam muốn nắm quyền hành cao thì phải là đảng viên, mà đảng viên theo chỉ thị 15 thì công an không đụng vô được. Nó giống như Thượng phương bảo kiếm của Bao Công đó các bạn! Vậy thì sao? Các bạn kết luận cho bản thân nhé.

Ảnh nghệ thuật : "Đường cong hoa sen”

Giữa sen và cơ thể xuân thì của thiếu nữ Việt có một điểm chung dễ nhận thấy, đó là những đường cong mềm mại, gợi cảm… Có thể cảm nhận rõ nét điều này qua những tác phẩm do họa sĩ / nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định thực hiện: